Page 82 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 82
(giai đoạn II họp tại Tuynít, Tuynidi, ngày 16- 18-11-2005),
UNESCO đã tổ chức một cuộc Hội nghị Bàn tròn cấp Bộ
trưởng mang chủ đề “Hướng tói các xã hội tri thức”, họp tại
Pari ngày 9 - 10-10-2003, và đã ra một thông cáo về chủ đê
này. Ngoài ra UNESCO cũng xuất bản một văn kiện mang
tên Từ xã hội thông tin đến các xã hội tri thức.
Trong bôl cảnh trên, xã hội công dân Đức cũng gửi tới
WSIS một bản Hiến chương về quyền công dân vì một xã
hội tri thức bền vững. Bản Hiến chương này cũng không
định nghĩa mà chỉ xắc định những đặc điểm của xã hội tri
thức như sau:
- Một xã hội tri thức được gọi là bền vững khi nó bảo
tồn và thúc đẩy các quyền con người và quyền công dân
(nhân quyền và dân quyền) cho những môi trường điện tử
tương lai.
- Một xã hội tri thức đưỢc gọi là bền vững khi việc tiếp
cận tri thức không bị cản trở và có khả năng bao quát rộng
lớn. Nó được gọi là bền vững khi nó thúc đẩy các hình thức
hợp tác sản xuất tri thức như là cơ sở cho đổi mối và sáng tạo.
- Một xã hội tri thức đưỢc gọi là bền vững khi tri thức
của nó làm thành cơ sở cho những phương tiện bảo tồn một
cách hiệu quả môi trường thiên nhiên của chúng ta. Sự gia
tăng việc tiêu thụ các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà hiện
đang đe doạ môi trường của chúng ta một phần chính là kết
quả của việc phô biến hàng loạt các công nghệ thông tin.
- Một xã hội tri thức được gọi là bền vững khi việc tiếp
cận tri thức và thông tin đang cung cấp cho mọi người dân
trên thế giới cơ hội đưỢc tự phát triển trong đời sống cá
82