Page 97 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 97
chủ yếu tập trung vào chủ đề “kinh tế tri thức”. Xã hội tri
thức nếu có được nhắc đến thì cũng chỉ đưỢc dùng làm một
khung cảnh để đặt kinh tế tri thức vào đó, chứ nó không
được phân tích và bàn luận như là một đốì tượng nghiên cứu
chuyên sâu. Chính vì vậy mà có nhiều người đã đồng nhất
hoặc thậm chí đơn giản là họ đã nhầm lẫn kinh tế tri thức
với xã hội tri thức. Ví dụ như tác giả Thế Trường đã phát
biểu rằng: “Các nhà khoa học dự đoán, vào khoảng giữa thê
kỷ XXI, chúng ta sẽ tiến tới thòi đại kinh tế tri thức, tức xã
hội tri thức”h Còn những người khác thì chỉ đơn giản nghĩ
rằng một xã hội có một nền kinh tế tri thức thì xã hội đó
dứt khoát phải được gọi là xã hội tri thức. Cũng giông như
xã hội nông nghiệp thì có nền kinh tế nông nghiệp, xã hội
công nghiệp thì có nền kinh tế công nghiệp, V .V .. Chẳng
hạn như Trần Cao Sơn đã phát biểu; “Hình thái kinh tế
trong xã hội công nghiệp là kinh tế công nghiệp, hình thái
kinh tế trong xã hội tri thức là kinh tế tri thức”^. Nhà khoa
học Phan Đình Diệu khi nói đến kinh tế tri thức cũng luôn
gắn nó với xã hội tri thức bằng một liên từ “và” (“kinh tế tri
thức và xã hội tri thức”)^.
1. Thế Trường: Hành trang thời dại kinh tê tri thúc, Nxb. Giao
thông - Vận tải, Hà Nội, 2004, tr. 46.
2. Trần Cao Sơn: Môi trường xã hội nền kinh tê tri thức, những
nguyên lý cơ bản, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004, tr. 43.
3. Phan Đình Diệu: “Kinh tê tri thức và con đường hội nhập của
chúng ta”, Tạp chí xã hội học, số 2, 1999 (Báo cáo tại diễn đàn Công
nghệ thông tin Thành phố Hồ Chí Minh, 1999). In lại trong: Nguyễn
Thị Luyến (Chủ biên): Nhà nưổc với phát triển kinh tê tri thức trong
bôĩ cảnh toàn cầu hoá, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005, tr. 255-292.
97