Page 102 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 102
Như vậy, các đặc trưng của một xã hội tri thức phải là:
(1) . Tri thức phải được coi là tài sản chung của nhân
loại, và việc tiếp cận nó cần phải đưỢc miễn phí.
(2) . Các công nghệ thông tin và truyền thông phải đóng
một vai trò chủ chốt trong mọi lĩnh vực.
(3) . Có tỷ lệ lực lượng lao động tri thức cao.
(4) . Có các sản phẩm công nghiệp có hàm lượng tri
thức cao.
(5) . Có các tổ chức và các “nhà m áỷ’ sản xuất tri thức.
(6) . Tạo điều kiện và khả năng để biến tri thức ẩn thành
tri thức hiện.
(7) . Có một hệ thống nghiên cứư và đổi mới hoàn
chỉnh (cân bằng giữa nghiên cứu cơ bản với nghiên cứu
và triển khai).
(8) . Có một nền văn hoá về sản xuất và sử dụng tri thức:
chú ý cân bằng giữa sản xuất tri thức “để làm việc” với tri
thức “để sinh tồn”.
(9) . Mọi người đều được học hành và được tham gia vào
các hoạt động của xã hội.
(10) . Các quyền công dân và quyền con người, đặc biệt
là quyền tự do diễn đạt, được tôn trọng và phát huy.
(11) . Rút ngấn khoảng ngân cách tri thức.
(12) . Xoá bỏ đói nghèo; bảo đảm an sinh xã hội.
(13) . Xoá bỏ các kiểu bất hình đẳng xã hội.
(14) . Tôn trọng đa dạng văn hoá của các dân tộc.
(15) . Xây dựng một xã hội phù hỢp với các nguyên tắc
phát triển bền vững của “thời đại trách nhiệm”.
Và những điểm đặc trưng này sẽ được thể hiện trong
năm lĩnh vực chủ chốt, đưỢc chúng tôi gọi là năm cột trụ
102