Page 103 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 103

mà chúng tôi sẽ để cập ở chương II. Nhưng trước hết, chúng
        được cụ thể hoá thành các tiêu chí đo lường để đánh giá một
       xã hội có thể được coi là xã hội tri thức.
            b.  Đo lường một xã hội tri thức

           Mặc dù hầu  hết các tác  giả và các tổ chức quốc tế đều
       khẳng  định  chúng  ta  đang  trong  thời  kỳ  quá  độ  chuyển
        sang  xã  hội  tri  thức,  nhưng  nhiều  nhà  nghiên cứu  và  các
        tổ chức quốc tế vẫn đặt ra những tiêu chí để đánh giá mức
        độ tiến bộ của các xã hội trên con đường tiến đến xã hội tri
        thức,  qua đó mỗi xã  hội có thể tự biết được vị trí của mình
        để có hướng phấn đấu.
            Năm  1999,  trong  Báo  cáo  Phát  triển  T hế giới  1998-

        1999 mang tên  Tri thức vì sự phát triển (New York, Oxford
        University  Press),  Ngân  hàng  Thế giới  đã  đưa  ra  một  số
        tiêu chí  để tính  điểm chỉ  số phát triển tri thức của các xã
        hội tri thức.  Đó là:  Tổng sản phẩm  quốc  dân  (GNP),  GNP
        với  sức  mua  ngang giá tính theo đầu người,  số lượng điện
        thoại  di  động  trên  1.000  dân,  sô' lượng  máy  tính  cá  nhân
        trên 1.000 dân, sô' lượng máy chủ internet trên 10.000 dân,
        sô' nhà  khoa  học  và  sô' kỹ  sư về nghiên  cứu  và triển  khai
        trên  một triệu  dân,  tỷ lệ  phần trăm hàng xuất khẩu công

        nghệ  cao  trong  tổng  sô' hàng xuất  khẩu  chế tạo,  sô' lượng
        bằng phát  minh  nội  địa đưỢc  đăng ký,  sô' bằng phát minh
        bên ngoài được đăng ký.
            Trong K ếhoạch triển vọng đại cương lần thức ba 2001-
        201 ỡ (2001), Ban Kê' hoạch hoá Kinh tê' của Malaixia cũng
        đã đề xuất một loạt các tiêu chí về phát triển tri thức cho
        một sô' nưốc trên thê' giới  để xác định vị trí phát triển tri


                                                                103
   98   99   100   101   102   103   104   105   106   107   108