Page 239 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 239

biểu  năm  2004\  cho  phép  loài  người  hiểu  biết  lẫn  nhau

          bằng  phương  pháp  thông  dịch  chứ  không  phải  bằng cách
          sử  dụng một ngôn  ngữ phổ biến  như ngày nay,  bằng cách
          đó chứng thực khả năng vô tận của con người trong việc tạo
          lập  một ý nghĩa  chung  trên  nền  tảng của  những  sự khác
         biệt.  Bằng cách hoà hỢp tính phổ quát và tính đa dạng,  sự

         thông dịch  sẽ cho phép tạo  lập những đặc điểm chung mà
          vẫn bảo tồn và làm phong phú thêm tính đa dạng của từng
         cá  thể.  Quá  trình thông dịch  đem  sự hiểu biết đến  những
          nơi chỉ có sự nhiễu loạn và  mơ hồ  ngự trị.  Tuy nhiên,  quá
          trình thông dịch không dẫn đến sự cáo chung của tính  đa
          dạng, bởi nó không có nghĩa là sự giốhg nhau mà đơn thuần

          chỉ là sự tương đương. Sự thông dịch chủ yếu là một phương
          tiện  hoà  giải  giữa  tính  đa  dạng văn  hóa và  tính  phổ quát
          của tri thức. Theo nghĩa này, điểm mấu chốt là không hề có
          một ngôn ngữ thế giới phổ quát,  mà chỉ có sự trao đổi giữa
          các di sản văn hóa và tinh thần để cố tìm ra  một tiếng nói
          chung. Hiện tại, các công nghệ mói đang tạo ra các hệ thống

          dịch bằng máy. Từ đó UNESCO suy ra rằng cắc xã hội tri
          thức sẽ  phải  trỏ  thành  các xã  hội  thông địch  (tiếng Anh:
          “translation  society”)^.  Điều  này  hoàn  toàn  khác  biệt  với
          việc sử dụng một thứ tiếng phổ quát thay cho tất cả - một
          điểu rất dễ có nguy cơ dẫn đến sự nô dịch văn hoá và đồng
          nhất hoá văn hoá. Nếu ý tưởng này thành công, chúng ta có

          thể nói đến một loại xã hội thông địch trong tương lai.



              1, 2. Xem UNESCO,  1bwards Knowledge Socièties,  Tỉđd, tr.  148,  157.


                                                                  241
   234   235   236   237   238   239   240   241   242   243   244