Page 242 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 242
những đặc tính đó, lĩnh vực kinh tê tri thức được nhắc đến
nhiều nhất. Đặc biệt, có nhiều người, khi gặp khái niệm xã
hội tri thức, họ chỉ quan niệm một cách đơn giản rằng: từ
kinh tế nông nghiệp ta có xã hội nông nghiệp, từ kinh tê
công nghiệp ta có xã hội công nghiệp, thì từ kinh tế tri thức
hiển nhiên là ta có xã hội tri thức, và cốt lõi của xã hội tri
thức chỉ là kinh tế tri thức, không cần phải quan tâm nhiều
đến các đặc tính khác của nó làm gì. Tức là khi nói đến xã
hội tri thức, người ta chỉ cần nhắc đến kinh tế tri thức là đủ,
và trong kinh tê tri thức, người ta cũng nhấn mạnh đến các
ngành công nghệ cao, trong đó có công nghệ thông tin và
truyền thông. Ngược lại, khi nói đến kinh tế tri thức, nhiều
người cũng có thể nghĩ ngay đến xã hội tri thức, và tự cho
rằng đây là mình đang bàn luận đến xã hội tri thức.
Như thế có thể nói ở Việt Nam ta chưa có cái nhìn toàn
diện về xã hội tri thức. Nhưng dù sao, với việc quan tâm
đến kinh tế tri thức, đến công nghệ cao, đến xã hội học
tập,... chúng ta có thể tự cho rằng mình cũng đã thâm nhập
đưỢc vào địa hạt của xã hội tri thức.
Ngay từ những năm cuối thế kỷ XX, khi internet trên
thế giối mới trở nên phổ biến nhò công nghệ web năm 1989,
thì Việt Nam cũng đã quan tâm ngay đến loại hình dịch vụ
công nghệ cao này. Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những
đường lối và chính sách rất kịp thòi. Ngay từ năm 1993,
Nghị quyết số 49/CP của Chính phủ đã chỉ rõ quan điểm
chiến lược về phát triển công nghệ thông tin; “Xây dựng
những nền móng bước đầu vững chắc cho một kết cấu hạ
tầng thông tin trong xã hội, có khả năng đáp ứng các nhu
cầu cơ bản về thông tin trong quản lý nhà nưốc và trong các
244