Page 246 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 246
nhiều vào tri thức; kết hợp việc sử dụng nguồn vốn tri thức
của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại”'.
Như vậy, tại hai kỳ đại hội này, Đảng không còn nói đến
khả năng “đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá” như trong Chỉ thị số 58-
CT/TW năm 2000 nữa, mà chỉ nói là con đường công nghiệp
hoá và hiện đại hoá của nước ta là phải tạo ra những bước
phát triển nhảy vọt để đuổi kịp các nước đi trưốc. Trưốc đây
chúng ta hay nói “đi tắt đón đầu”, nhưng trên thực tế chúng
ta khó có thể đi tắt được một khâu nào, và cũng chưa đón
đầu được một đoạn nào, mà có lẽ nói tạo ra những bước nhảy
vọt thì chính xác hơn, bởi vì chúng ta vẫn phải thực hiện
đồng thòi cả hai quá trình: công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Tuy nhiên, Đảng chưa nói đến yêu cầu về rút ngắn
khoảng cách biệt tri thức và nguyên tắc chia sẻ tri thức,
mà đây lại là những thành tô" đặc thù của xã hội tri thức. Vì
thế, khái niệm “xã hội tri thức” vẫn chưa được nhắc đến là
điều đương nhiên.
Nhìn chung, qua các văn kiện của Đảng và các công trình
thông tin, nghiên cứu của nưốc ta trong khoảng 10 năm qua,
những vấn đề và các thành tô" của xã hội tri thức đã đưỢc bàn
đến tương đối đầy đủ. Mặc dù khái niệm “xã hội tri thức”
ít được nhắc đến và chưa được bàn đến một cách toàn diện
và có hệ thông, nhưng những gì được nói đến cũng cho thấy
nưốc ta đã chuẩn bị tinh thần để xây dựng hoặc gia nhập xã
hội tri thức hiện đại. Vấn đề còn lại là chúng ta phải gọi đích
danh xã hội đó ra để phấn đấu xây dựng nó.
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Ván kiện đại bội Đ ảng thời kỳ đổi mới
và hội nhập (Đại hội VI, VII, VIII, IX, X, XI), Sđd, tr. 631.
248