Page 245 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 245
Cũng tại Đại hội này, Đảng đã nhắc đến nhiệm vụ
phát triển “công nghệ hiện đại, công nghệ cao (tin ỈIỌ C , sinh
học, vật liệu mới, tự động hoá)”, và không quên “Coi trọng
nghiên cứu cơ bản trong khoa học”'.
Có thể nói, hầu hết các đặc tính của xã hội tri thức
đã đưỢc Đảng nhắc đến, tuy rằng khái niệm “xã hội tri
thức” vẫn chưa đưỢc đưa ra, đó là vì lúc bấy giờ, ở nước ta
khái niệm “xã hội tri thức” vẫn đưỢc đồng nhất với “kinh
tế tri thức”.
Đến Đại hội lần thứ X (2006) và Đại hội lần thứ XI
(2011), Đảng cũng nhấn mạnh lại tất cả các thành tô' quan
trọng của xã hội tri thức. Điểm mới mẻ trong Báo cáo chính
trị và Báo cáo về phương hưống nhiệm vụ phát triển kinh
tế - xã hội 5 năm 2006-2010, là Đảng đã bổ sung thêm khái
niệm “hệ thông học tập suốt đòi cho tất cả mọi người”^. Đây
là những khái niệm đang được thế giới bàn đến và đưỢc coi
là những khái niệm chủ chốt của xã hội tri thức.
Cụ thể về kinh tế tri thức, Báo cáo chính trị của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX tại Đại hội lần thứ X
của Đảng đã tái khẳng định: “Tranh thủ cơ hội thuận lợi do
bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nưốc ta để
rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đâ't nưốc
theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh
tê tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tô' quan trọng của nền
kinh tê' và công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phát triển mạnh
các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa
1, 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Ván kiện đại hội Đ ảng thời kỳ dổi
mói và hội nhập (Đại hội VI, VII, VIII, IX, X, XI), Sđd, tr. 475, 636.
247