Page 237 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 237
sử dụng nhất, ớ các nưốc này, chỉ có 13% trẻ em đưỢc học
tiểu học bằng tiếng mẹ đẻ’. Mỗi một ngôn ngữ mất đi chính
là một nền văn hoá bị mâ't đi, một kho tàng tri thức bị mất
đi, một lối sông bị mất đi, và có thể là cả một đòi sông tâm
hồn bị mất đi!
Như vậy, một trong những đặc trưng của xã hội tri thức
không phải chỉ là sáng tạo và phát triển tri thức mới, mà
còn là bảo vệ và duy trì tri thức cũ, mục đích là để giữ
gìn và làm giàu cho tâm hồn con người, một tâm hồn mà -
nếu không được chú ý bảo vệ - nó rất dễ có nguy cơ bị xã
hội thông tin làm cho nghèo nàn đi, bất chấp khối lượng
thông tin và tri thức phong phú vẫn không ngừng gia tăng
hằng ngày trong xã hội nhiều khi được gọi là “nhiễu tin”
này. Chính vì thế mà vào tháng 10 năm 2003, UNESCO đã
thông qua Hiệp định về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể.
Đồng thòi tổ chức này cũng có một chương trình Ký ức Thế
giối để mở rộng thêm hiệu lực cho Hiệp định này.
Tuy nhiên, sự đa dạng ngôn ngữ cũng đang trở thành
một thách thức mới cho xã hội tri thức trong lĩnh vực công
nghệ thông tin và truyền thông. Hiện tại tiếng Anh đang
chiếm vị trí thông trị trong internet. Và nhiều người cho
rằng việc thông nhất sử dụng tiếng Anh sẽ là một điều
thuận lợi cho việc tiếp cận tri thức trong không gian thực
tại ảo. Thế nhưng đây chính lại là một nguyên nhân góp
1. Xem UNDP: “Human Development Report 2004. Cultural liberty
in todaýs diverse worIđ’ (“Báo cáo phát triển con người 2004 của UNDP.
Tự do văn hoắ trong thế giói da dạng ngày naỷ’), http://hdr.undp.org/
reports/global/2004, tr. 33.
239