Page 233 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 233
một ý thức cho thế giới về việc phải bảo tồn và phát triển đa
dạng văn hoá. Ngày 2-11-2001, UNESCO đã họp hội nghị
toàn thể tại Paris để thông qua một bản Tuyên ngôn T hế
giới của UNESCO về đa dạng văn hoá. Mở đầu bản Tuyên
ngôn này, Tổng giám đốc UNESCO Koichiro Matsuura đã
tuyên bố: “Tài sản văn hoá của thế giới, đó chính là sự
đa dạng trong đối thoại”, ông nói tiếp: “Đây là dịp để các
quốc gia tái khẳng định niềm tin của họ rằng đối thoại liên
văn hoá là sự bảo đảm tốt nhất cho hoà bình, và để họ dứt
khoát bác bỏ luận đề về sự xung đột không thể tránh khỏi
giữa các nền văn hoá và văn minh”. Và ông khẳng định:
“Một văn kiện có tầm cỡ như vậy là một văn kiện hàng đầu
dành cho cộng đồng quốc tế [...] và nó coi việc bảo vệ đa
dạng văn hoá là một đòi hỏi cấp bách về mặt đạo lý, không
thể tách ròi sự tôn trọng phẩm giá con người”. Cuôì cùng
ông kết luận: “Tôi mong muốn đến một ngày nào đó, nó
[Tuyên ngôn T hế giói của UNESCO về đa dạng văn hoá] có
thể có đưỢc cùng một quyền lực như bản Tuyên ngôn Thê
giới về Quyền Con người [hay còn đưỢc dịch là Tuyên ngôn
Nhân quyền Thếgiớỉ]”K
Trong bản Tuyên ngôn về đa dạng văn hoá này có ba
điểm đáng chú ý:
Thứ nhất, ngay ở tiêu đề của Điều 1, bản Tuyên ngôn
đã nâng đa dạng văn hoá lên thành “di sản chung của nhân
1. Déclaration universelle de ĩ UNESCO sur la diversité culturelìe
{“Tuyên ngôn T hế giới của UNESCO về Da dạng Văn hoẩ'). (Adoptée
par la 31e session de la Conlérence générale de rUNESCO, Paris, 2-11-
2001), UNESCO 2002, printed in PVance. www.unesco.org/culture, p. 4.
235