Page 231 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 231
BIBLIOTHECA ALEXANDRINA (THƯ VIỆN ALEXANDRIA)
UNESCO đã tham gia ngay từ đầu vào dự án tái thiết một trung tâm
văn hoá lớn trong thành phó của một thư viện cổ nổi tiếng, Alexandria,
thuộc Ai Cập. Được khánh thành vào năm 2002, công sở mới này là sự
minh hoạ cho nguyện vọng muốn kết nối các hoạt động về tư liệu với
các sự kiện văn hoá. Ngoài thư viện chính, các viện bảo tàng, các trung
tâm nghiên cứu, các thư viện chuyên ngành (kể cả một thư viện cho
người mù), trung tâm này còn bao gồm một cung thiên văn đầu tiên
ỏ Ai Cập, cùng với các phòng trưng bày nghệ thuật và một trung tâm
hội nghị. Với hơn 250.000 khách mỗi năm, Bibliotheca Alexandrina đã
trở thành một trong những thư viện quan trọng nhất của thế giới Arập,
ở đây, các tư liệu bằng giấy và các tư liệu kỹ thuật số tồn tại cạnh
nhau, cũng như việc bảo quản các bản thảo viết tay hiếm có cũng tổn
tại cùng với phòng lưu trữ internet, một hệ thống của Mỹ phục vụ cho
việc tham khảo các tài liệu lưu trữ trang web từ năm 1996 (hơn 10 triệu
trang). Một phòng số hoá các tài liệu viết tay sẽ giúp đưa các di sản
văn hoá của loài người lên mạng trực tuyến.
Kiến trúc hình vòng tròn của toà nhà (một công trình của văn phòng
kiến trúc sư Snohetta (Na Uy), người đã được giải thưởng trong cuộc
thi kiến trúc do UNESCO tổ chức năm 1987) được bao phủ bên trên
bằng hình của một chiếc đĩa máy tính nghiêng về phía biển, trong khi
đó phần nhìn thấy của bức tường đá granite hình vòng tròn gắn với mặt
đát thì được bao phủ bởi tất cả các dạng chữ viết thông dụng - một biểu
tượng cho sự phổ thông mà cơ sở học tập này muốn hướng tới. Dưới
chiếc đĩa máy tính là phòng đọc mở lớn nhất thế giới chiếm một không
gian được phân chia thành nhiều cấp khác nhau.
Quần thể văn hoá này được thiết kế để trỏ thành một trung tâm văn
hoá cao, song cũng là một nơi rộng mở cho quảng đại quần chúng và
là nơi tụ họp của các nhà nghiên cứu và các nghệ sĩ từ khắp nơi trên
thế giới, góp phần vào việc đối thoại giữa các nền văn hoá'.
Nói tóm lại, cho dù thực tại ảo của internet đang đem
lại nhiều hứng khởi say mê cho mọi người, đặc biệt là cho
lớp trẻ, thì loài người vẫn không thể thiếu những cái bắt
1. Xem UNESCO; Towards Knov/ledge Societies, Tlđd, tr. 67. (Để
biết thêm thông tin, có thể vào trang web của Bibliotheca alexandrina:
http://www.bibalex.org/newwebsite).
233