Page 235 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 235
cần phải được giữ gìn, được phát huy và lưu truyền cho các
thế hệ tương lai với tư cách là bằng chứng về kinh nghiệm
và những khát vọng của con người, nhằm mục đích nuôi
dưỡng năng lực sáng tạo trong toàn bộ tính đa dạng của nó
và thiết lập một sự đôl thoại thực sự giữa các nền văn hoá”
(Điều ly .
Trên cái nền của đa dạng văn hoá đó, xã hội tri thức sẽ
phải áp dụng nguyên tắc chia sẻ tri thức cho cả các tri thức
địa phương. Không thể vì thấy tầm quan trọng của nguồn
tri thức khoa học mà coi nhẹ và huỷ diệt nguồn tri thức của
địa phương và người bản xứ. Sự tham gia của tri thức địa
phương chỉ làm giàu thêm cho nguồn lực phát triển của xã
hội tri thức. Cần lưu ý rằng, không có sự tham gia của tri
thức địa phương - mặc dù nó có tồn tại -, thì vẫn có thê có
xã hội tri thức, nhưng đó không phải là một xã hội tri thức
bền vững, bởi vì nó sẽ mang trong mình những nguy cơ
tiềm ẩn của sự xung đột xã hội. Hơn nữa, sự phát triển của
khoa học ngày nay vẫn không thể thay thế hết được cho
những giá trị độc đáo của tri thức địa phương. Ví dụ như
trong lĩnh vực y học, cho dù khoa học và công nghệ có phát
triển mạnh đến đâu, thì những tri thức y học cổ truyền địa
phương trên khắp thế giới, trong đó có cả tri thức y học cổ
truyền của người Việt Nam ta, vẫn sẽ luôn có chỗ đứng của
mình, mà có thể nói là một chỗ đứng vững chắc không dễ
thay thế.
1. Chúng tôi nhấn mạnh.
237