Page 234 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 234
ỉoạĩ’. Đây là một điều quan trọng. Nó khẳng định đa dạng
văn hoá là di sản văn hoá có tầm quan trọng như di sản đa
dạng sinh học của thiên nhiên: Điều 1 của bản Tuyên ngôn
ghi rõ: “Văn hoá mang những hình thức đa dạng qua thòi
gian và không gian. Sự đa dạng này được thể hiện thành
tính độc đáo và tính vô sô" của các bản sắc đặc trưng cho
các cộng đồng người và các xã hội cấu thành nhân loại. Là
một nguồn trao đổi, một nguồn cách tân và sáng tạo, sự đa
dạng văn hoá cũng tỏ ra cần thiết đốì với loài người như đa
dạng sinh học đối với sinh vật nói chung. Theo nghĩa này,
đa dạng văn hoá làm thành tài sản chung của nhân loại và
nó cần phải đưỢc công nhận và khẳng định vì lợi ích của các
thế hệ hiện tại và các thế hệ mai sau”’ .
Thứ hai, bản Tuyên ngôn khẳng định; “Đa dạng văn
hoá là một nhân tô" thúc đẩy phát triển”; rằng: “Đa dạng
văn hoá mở rộng khả năng lựa chọn dành cho tất cả mọi
người; nó là một trong những nguồn lực của sự phát triển,
được hiểu không chỉ về mặt tăng trưởng kinh tê", mà còn
như là phương tiện để đạt tới một sự tồn tại về mặt trí tuệ,
tình cảm, đạo đức và tinh thần thoả đáng” (Điều 3)”.
Thứ ba, nó tuyên bô": “Di sản văn hoá là một nguồn
năng lực sáng tạo”. Rằng “Mỗi một sự sáng tạo đều lâ"y
năng lượng từ gốc rễ của truyền thông văn hoá, nhưng nó
phát triển nhờ có sự tiếp xúc với những đối tượng khác.
Chính vì thê mà di sản, với tâ't cả mọi hình thức của nó,
1, 2. Chúng tôi nhấn mạnh.
236