Page 236 - Diện Mạo Và Triển Vọng Của Xã Hội Tri Thức
P. 236
Quan tâm đến tri thức bản địa trong các dê án phát triển bển vững
(Trường hợp của quẩn đảo Fiji)
Nguồn lương thực truyền thống của các cư dân ở quán đảo Fiji chủ
yếu được lấy từ môi trường địa phương của họ. Lịch truyền thống của
những người dân Fiji cho biết những loại sản vật nào có thể sử dụng
được ở những thời điểm khác nhau nào trong năm. Ngày nay, thực
tiễn hoạt động nông nghiệp mới dựa trên kinh nghiệm truyền thống
và những phương pháp kỹ thuật cổ xưa, như phương pháp luân canh,
nông lâm kết hỢp và quay vòng mùa vụ, đều được đưa ra xem xét lại
để đấu tranh chống lại hiện trạng khai thác quá mức nguồn đất đai.
Ngoài ra, các phương thuốc địa phương, vốn vẫn bị coi thường, nay đã
được nhiều người biết đến và được chính thức công nhận'.
Trong đa dạng văn hoá chúng ta không thể không nói
đến đa dạng ngôn ngữ, một thách thức cũng khá gay cấn
trong xã hội tri thức hiện nay. Ngôn ngữ là một phương tiện
chuyển tải tri thức. Nhưng hiện tại, trong thời đại của toàn
cầu hoá, hiện tượng huỷ diệt các ngôn ngữ thiểu số đang
gia tăng đến mức báo động. Người ta ước tính rằng trong
lịch sử loài người đã từng tồn tại khoảng 10.000 ngôn ngữ,
nhưng cho đến nay chỉ còn khoảng 6.000 ngôn ngữ. Người
ta cũng ưốc tính rằng trong vòng 100 năm nữa, con số" này
sẽ giảm từ 50 đến 90%. Có nghĩa là ngày nay, cứ hai tuần
có thể sẽ có một ngôn ngữ bị mất đi. Điều này chủ yếu là vì
nhiều ngôn ngữ mẹ đẻ của các tộc người đã không được sử
dụng hoặc không có được điều kiện để phát huy. Chẳng hạn
ở châu Phi cận Sahara, hiện có 2.500 ngôn ngữ, nhưng tại
hơn 30 nước ở khu vực này, vối 518 triệu dân (tính đến năm
2004 - NVD), tức 80% dân sô' của cả châu Phi, ngôn ngữ
chính thức lại không phải là một ngôn ngữ có nhiều người
1. Xem UNESCO: Towards Knovvìedge Societies, Tlđd, tr. 149.
238