Page 334 - Dạy Học Vật Lý
P. 334
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai
không phải chỉ có một mà có rất nhiều phụ phấm, mồi phụ phẩm trong vật có
những đặc tính riêng. Khi cọ xát sẽ xảy ra sự di chuyển, trao đổi các phụ phẩm.
Ket quả là sau cọ xát xuất hiện một phụ phẩm đặc thù trên vật, chính việc xuất
hiện phụ phấm đặc thù này làm cho vật có tính chất hút được các vật nhẹ.
(4) Ghinbơt dùng từ tiếng Anh “effluvium " cỏ nghĩa là sán phẩm phụ hay là thứ tồn dư hav là một
thứ rác rưởi, ơ đây ta chuyên ngữ sang tiếng Việt gọi là phụ phẩm.
Ngày nay ta đã biết rằng khi cọ xát thì trong các vật xuất hiện điện tích.
Vì vậy, cái mà ta gọi là phụ phẩm đặc thù, thì theo cách nói hiện đại, đó là điện
tích. Ngày nay ta biết điện tích có hai loại.Tuy nhiên, theo cách suy diễn của
Ghinbơt, ta thấy ông chưa nhận ra có hai loại điện tích. Thực ra, đòi hỏi đó đối với
Ghinbơt là quá sớm, bởi vì phải chờ đến hơn một thế kỉ nữa con người mới lứiận
ra được điều đó.
Hổ phách trong tiếng Hi Lạp là elektron. Do đó ông đặt tên bằng tiếng La
tinh cho hiện tượng hổ phách hút các vụn giấy sau cọ xát là electricus. Thực ra từ
“electricus” đã được dùng từ thế kỉ XIII, nhưng Ghinbơt là người đầu tiên dùng từ
đó với ý nghĩa là có tính chất hút giống như hổ phách. Năm 1646, xuất phát từ từ
La tinh “electricus” của Ghinbơt, ngài Tômat Braonơ (Thomas Browne) đưa vào
trong tiếng Anh từ “electricity” với ý nghĩa gốc là hiện tượng sinh ra từ hổ phách.
Danh từ tiếng Anh “electricity” chuyển ngữ sang tiếng Việt gọi là “điện học” hay
chỉ đơn giản là “điện”.
Theo Ghinbơt thì điện và từ là hai lĩnh vực tách biệt nhau, không có liên
quan gì với nhau. Đó là quan niệm không đúng. Nhưng quan niệm đó vẫn tồn tại
từ xa xưa đến thời Ghinbơt và rồi lại từ Ghinbơt về sau trên hai thế ki nữa. Phải
chờ đến thí nghiệm ơcxtit vào đầu thế kỉ XIX, con người mới nhận ra sai lầm đó.
Ngoài ra, Ghinbơt còn là người đầu tiên sáng chế ra chiếc điện nghiệm để
phát hiện ra cái ta gọi là phụ phẩm đặc thù (điện tích).
334