Page 332 - Dạy Học Vật Lý
P. 332
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai
bắc của kim la bàn luôn quay về hướng bắc. Với thí nghiệm Trải Đất nhỏ,
Ghinbơt là người đầu tiên giải thích nguyên nhân vì sao kim la bàn luôn luôn chỉ
hướng bắc.
(Chú ý: Ghinbơt đưa ra giả thiết Trái Đất là một nam châm khổng lồ chỉ để
giải thích tại sao các kim nam châm luôn luôn định hướng theo phương bắc-nam.
Còn tại sao Trái Đất lại là một nam châm thì cho đến nay vẫn chưa giải thích
được).
Việc sáng tạo ra Trải Đất nhỏ và thí nghiệm với những kim nam châm nhỏ
để giải thích hoạt động của la bàn là sáng tạo rất có giá trị của Ghinbơt. Tuy
nhiên, trong các thí nghiệm này ông có cái sai ở chỗ coi từ cực trùng với địa cực.
về điều này ông lập luận như sau. Nam châm nào cũng có hai cực, vì vậy
khối nam châm khổng lồ hình cầu cũng có hai cực; gọi là hai từ cực. Nhưng khác
với các nam châm thông thường, một thanh nam châm chẳng hạn không tự quay,
còn khối nam châm khổng lồ hình cầu này thì quay chung quanh trục đi qua hai từ
cực^^\ Bản thân Trái Đất cũng quay chung quanh trục đi qua hai địa cực^^\ Sự
quay của khối nam châm khổng lồ hình cầu giống hệt sự quay của bản thân Trái
Đất. Điều đó có nghĩa là mặc nhiên coi từ cực trùng với địa cực.
(2), (3) ơ đây nói vê chuyên động quay ngày đêm.
Năm 1600, Ghinbơt công bố một cuốn sách mang tên là Nam châm, các
vật từ, khối nam châm khổng lồ: Trái Đất. Cuốn sách này là sự tổng hợp những
hiểu biết về từ của con người cộng với kết quả của các thí nghiệm mà ông đã thực
hiện. Vì vậy có thể coi đó là cuốn bách khoa về từ cho đến thời điểm ấy. Người ta
nghĩ rằng có được cuốn sách Nam châm,các vật từ, khối nam châm khổng lồ: Trái
Đất là do ông đã chắt lọc từ những công trình rải rác trước đó của Rôbe Noocman
(Robert Norman). Chú ý rằng sau khi ông mất, cuốn sách còn được in lại một số
lần nữa, điều đó cho thấy giá trị của cuốn sách là rất lớn
332