Page 329 - Dạy Học Vật Lý
P. 329
Uyliam Ghinbot (1544-1603)
Từ năm 1600 đến năm 1601 ông được nữ hoàng bổ nhiệm làm hiệu trưỏng
côlegiơ Xanh Giôn. Từ năm 1601 đến năm 1603 (tức là đến cuối đời) ông là bác
sĩ riêng của nừ hoàng Êlidabet (Elizabeth) đệ nhất và Giăccơ (Jacques) đệ nhất.
Đối với Ghinbort, thời gian học tại côlegiơ Xanh Giôn là thời gian đặc biệt
quan trọng. Chính trong thời gian này, anh được tiếp xúc với triết học tự nhiên của
Arixtôt (Aristote), những quan điểm y học của Galen (Galen), thiên văn học của
Ptôlêmê (Ptolémée). Nhưng anh sớm nhận ra những thiếu sót của các học thuyết
đó và tiếp cận những quan điểm đúng đắn của các học thuyết tiến bộ hon.
Những nghiên cứu về từ
về Uyliam Ghinbot có điều đặc biệt cần nói. Uyliam Ghinbot học ngành
y, tốt nghiệp bác sĩ y khoa. Sau khi ra trường ông cũng làm nghề chữa bệnh cứu
người, và như ta vừa nói thời gian gần cuối đời ông là thầy thuốc riêng của nữ
hoàng, điều đó chứng tỏ ông là thầy thuốc có uy tín. Vì vậy trong các bản tiểu sử
tóm tắt, khi nói về nghề nghiệp của ông các tác giả đều ghi là thầy thuốc.
Tuy nhiên, sự nghiệp khoa học của ông còn lưu lại cho đến ngày nay và
chắc chắn là cho đến mãi mãi về sau không phải là về y học mà lại là về vật lí học,
cụ thể là những nghiên cứu về từ và cả về điện.
Anh quốc là một quốc gia biển, nhưng có những thời kì bị Tây Ban Nha
bao vây. Năm 1588 khi hạm đội của Tây Ban Nha bị đánh bại thì con đường biển
thông thương giữa nước Anh và thế giới được mở ra. Tình hình đó tạo ra sự thuận
lợi lÓTi cho những cuộc di cư của những người Anh sang bắc Mĩ. Trong những
cuộc vượt biển ấy thì chiếc la bàn là một dụng cụ không thể thiếu.
Thực ra thì không phải chỉ người Anh, mà bất cứ người đi biển nào cũng
cần dùng đến la bàn. Và ở thời ấy, đối với nhiều người đi biển, la bàn còn được
coi như một linh vật; khi xảy ra một hiện tượng thiên nhiên trên biển nguy hiểm
đến tính mệnh con người thi người ta cầu cứu chiếc la bàn như cầu cứu một
329