Page 333 - Dạy Học Vật Lý
P. 333
Uyliam Ghinbơt (1544-1603)
Để thấy rõ giá trị của cuốn sách, ta hãy điểm lại những hiểu biết của con
người về từ cho đến thời Ghinbcrt. Từ thời cổ Hi lạp người ta vô tình phát hiện ra
loại đá đen có thể hút được sắt, người ta gọi là đá nam châm. Đối với con người
vào thời ấy thì đá nam châm là loại đá chẳng những là rất lạ mà còn là rất thần bí,
rất linh thiêng. Cho đến thời Ghinbort, mặc dù nam châm đã có vài ứng dụng có
hiệu quả, nhưng hiểu biết của con người về nam châm, nói chung là về từ, thì vẫn
còn rất hạn hẹp, vần còn mang nặng tính chất thần linh, huyền bí, nghĩa là
chưa vượt qua được “thời đá nam châm” là bao. Giả thiết về khối nam châm Trái
Đất của Ghinbơt cũng bắt nguồn từ quan niệm mang màu sắc thần linh: Ghinbot
cho rằng từ tính là linh hồn (theo đúng nghĩa đen) của Trái Đất. Nói cách khác về
mặt từ tính thì Trái Đất là một khối đá nam châm khổng lồ hình cầu hoàn hảo.
Loại trừ những màu sắc huyền bí và môt số sai sót (chẳng hạn, coi từ cực
trùng với địa cực), cuốn sách của ông vẫn được coi là có ý nghĩa hết sức to lớn.
Bởi vì, thứ nhất, đó là cuốn sách đầu tiên trình bày một cách có hệ thống những
hiểu biết về từ của con người cho đến thời điểm đó. Thứ hai, hầu hết những hiện
tượng từ trình bày trong cuốn sách đều được rút ra từ thí nghiệm. Vì hai lí do đó,
người ta đánh giá Ghinbơt là cha đẻ của ngành từ học và là một trong số ít người
áp dụng sớm nhất phưcmg pháp thực nghiệm vào vật lí.
Những nghiên cứu về điện
Trong cuốn sách công bố năm 1600 của Ghinbơt ngoài từ học, ông còn
trình bày một cách có hệ thống cả về điện học. Trong đó ông trình bày một số thí
nghiệm cọ xát len hay dạ lên một thanh hổ phách. Sau khi cọ xát, thanh hổ phách
có thể hút các vụn giấy hay các vật nhẹ khác. Bằng thí nghiệm, ông phát hiện ra
một số vật khác, ngoài hổ phách, cũng có tính chất hút các vật nhẹ sau khi cọ xát.
Ghinbort giải thích hiện tượng một vật có thể hút các vật nhẹ bằng cách cho
rằng trong các vật đã có sẵn những phụ không nhìn thấy được. Trong vật
333