Page 229 - Dạy Học Vật Lý
P. 229
Giêm Prexcôt Giun (1818-1889)
hay một khu vực nào đó của vật ta thấy nguội đi (hay đỡ nóng hon trước) là do có
sự di chuyển nhiệt từ nơi đó đến nơi khác. Điều đó có nghĩa là không thể có
chuyện dòng điện sinh ra nhiệt làm nóng dây dần. Như vậy quan điểm của Giêm
trở thành một thách thức đối với lí thuyết nhiệt của Lavoadiê.
Nhân đây ta nói thêm rằng điều này chứng tỏ quan điểm của Giun về bản
chất của nhiệt khác xa quan điểm của những nhà khoa học đương thời. Các bạn
đọc bài 21 Vật lí 8 sẽ rõ hơn vấn đề này.
Mặc dù có nhiều nhà khoa học tin vào lí thuyết nhiệt của Lavoadiê, song
cũng có nhiều cuộc tranh luận chung quanh lí thuyết Lavoadiê. Tuy vậy, do uy tín
khoa học của Lavoadiê là rất lớn và mặt khác do những thành tựu của lí thuyết
máy nhiệt mà Xađi Cacnô (Sadi Camot) đã đạt được trước đó nên ý kiến của Giun
không được các nhà khoa học chú ý. Và cũng có thể còn do những nguyên nhân
khác nữa. Chẳng hạn như Giun còn quá trẻ; ngoài ra, dưới con mắt của nhiều nhà
khoa học, môi trường trong đó Giun làm việc không được coi là môi trường học
thức.
Chú ý rằng ngày nay người ta gọi hiện tưọng dòng điện làm nóng dây dẫn
là tác dụng nhiệt của dòng điện. Đó là một trong bốn tác dụng của dòng điện. Đôi
khi, nhiệt sinh ra do dòng điện chạy trong dây dần gọi là nhiệt Giun và tác dụng
nhiệt của dòng điện được gọi là “hiệu ứng Giun”.
Cơ và nhiệt
Qua các quan sát hàng ngày Giun cho rằng các hiện tượng cơ và nhiệt có
liên hệ với nhau, cụ thể là có sự liên hệ chặt chẽ giữa công (cơ học) và nhiệt.
Chăng hạn như khi quay chiếc máy điện thì dòng điện được sinh ra làm nóng dây
dần. Theo Giun thì ở đây đã có sự chuyển hóa công (để làm quay máy) thành
nhiệt (làm nóng dây dần).
229