Page 232 - Dạy Học Vật Lý
P. 232
SPBook - vươn tầm tri thức, chắp cánh tương lai
cho rằng các phép đo của Giun thiếu chính xác nên không đủ tin cậy. Tuy nhiên,
với lòng tự tin ở khối óc và đôi bàn tay khéo léo của mình, Giun vẫn kiên trì và
quyết tâm tìm ra cách đo sao cho chính xác hơn. Vì thế, năm 1845, Giun thiết kế
bộ thí nghiệm có sơ đồ như hình vẽ bên. Khối nặng rơi xuống làm quay các tấm
ma sát đặt trong nước, do đó nước nóng lên. Bộ thí nghiệm này giúp cho việc đo
các đại lượng dễ dàng hơn và chính xác hơn. Giun đã báo cáo kết quả đo đương
lượng cơ học của nhiệt bằng bộ dụng cụ này tại hội nghị khoa học của hội Vì Sự
Tiến bộ Khoa học Anh quốc ... tổ chức tại Kembritgiơ (Cambridge). Tuy nhiên,
sự hưởng ứng của giới khoa học cũng chưa được cải thiện là bao!
Hai năm sau, năm 1847, Giun đọc báo cáo về những công trình của mình
tại hội nghị khoa học của hội Vì Sự Tiến bộ Khoa học Anh quốc ... tổ chức ở
Ôcxphơt (Oxford). Khác với hội nghị Kembritgiơ hai năm trước, hội nghị này có
sự tham gia của nhiều nhà khoa học danh tiếng, trong đó có Xtôc (Stokes),
Pharađây (Paraday) và cả Tômxơn (Thomson).
Báo cáo của Giun trong hội nghị này bao gồm những công trình liên quan
đến nhiều lĩnh vực khác nhau: cơ, điện, nhiệt. Trước hội nghị này, các nhà khoa
học có tên tuổi hầu như chưa ai biết đến các công trình của Giun. Sau khi nghe
báo cáo, các nhà khoa học lớn có mặt trong hội nghị đều đánh giá cao các công
trình đó. Đặc biệt Tômxơn rất chú ý đến công trình của Giun, cần nói rằng khi đó
tuy Tômxơn mới hai mươi ba tuổi nhưng đã là giáo sư vật lí nổi tiếng của trường
đại học Glaxgâu (Glasgow) [và sau này trở thành huân tước Kenvin (Lord
Kelvin)]. Vì vậy tiếng nói của Tômxơn là rất quan trọng.
Vì sao Tômxơn đánh giá cao công trình của Giun? Ta hãy hình dung
bức franh vật lí vào thời ấy, nó gồm nhiều mảng rời rạc, không liên quan gì với
nhau. Chính công trình của Giun đã đóng vai trò là chất keo gắn kết các mảng rời
rạc lại với nhau để có một bức tranh vật lí thống nhất. Chẳng hạn như công trình
232