Page 197 - Dạy Học Vật Lý
P. 197
Bledơ Paxcan (1623-1662)
Thứ nhất là, khoảng không gian bên trên cột thủy ngân của ống phong vũ
biểu cũng như bên trên cột nước trong ống bơm hút nước là chân không. Trong
bức thư gửi cho người bạn của mình là Sanuy (Chanut), đang là đại sứ của triều
đình tại Thụy điển, Bledơ khẳng định rằng bên trên cột thủy ngân của ống phong
vũ biểu chính là chân không. Thứ hai là, chính áp suất khí quyển bên ngoài đã giữ
cột thủy ngân trong ống phong vũ biểu cũng như đã giữ cột nước trong ống bơm
hút nước không cho tụt xuống. Tóm lại, những điều mà trước đây Bledơ mới chỉ
coi như giả thiết thì bây giờ Bledơ cho rằng không còn là giả thiết mà đó là sự
thực.
Năm sau, năm 1647, Bledơ công bố một công trình lấy tên là Những thỉ
nghiệm mới về chân không trong đó có nói đến quy tắc cân bằng giữa áp suất khí
quyển và chiều cao của cột nước trong ống bơm. Ngoài ra Bledơ nói thêm rằng
nếu thay nước bằng các chất lỏng khác nhau thì chiều cao cùa các chất lỏng đó
cũng khác nhau. Từ đó Bledơ giải thích lí do vì sao tồn tại các cột phong vũ biểu
thủy ngân và vì sao cột phong vũ biểu thủy ngân lại thấp hơn côt nước trong ống
bơm rất nhiều*
(1) Thực ra những điều vừa nói trên, Torixenỉi đã rút ra từ khoảng năm 1643, nghĩa là trước
Paxcan. Nhưng vì Torixenli không dám công bố V kiến của mình nên Paxcan không biết đến các ỷ
kiến của Torixenli. Xem bài VIII. 3 dưới đây.
Năm sau, năm 1648, Bledơ lại đưa ra giả thiết rằng áp suất khí quyển ở
mặt đất sẽ khác áp suất khí quyển ở trên cao. Bledơ giả định rằng áp suất khí
quyển ở đỉnh của ngọn đồi Puy dơ Đôm (Puy-de-Dôme) là ngọn đồi ở gần thành
phổ Clemông sẽ thấp hơn áp suất khí quyển ở mặt đất trong thành phố Clemông.
Để chứng minh ý kiến của mình, Bledơ ngỏ ý nhờ anh rể của mình (chồng
Ginbectơ) là Phlorin Pêriê (Plorin Périer) tiến hành thí nghiệm, vì khi đó Bledơ
không có mặt ở Clemông. Sau nhiều tháng thư từ giữa hai người, cuối cùng Pêriê
nhận lời giúp Bledơ và ngày 19 tháng 9 năm đó (1648), Pêriê bắt tay vào làm thí
ĩrĩ