Page 193 - Dạy Học Vật Lý
P. 193
Bledơ Paxcan (1623-1662)
khi Đêcac đọc bản viết tay của Bledơ mà vẫn tưởng rằng đó là công trình của ông
Ẽchiên.
Khi được Mecxenơ cho biết bản luận văn đó là của Bledơ chứ không phải
là của Êchiên thì Đêcac đã tỏ ra rất kinh ngạc. Bởi vì những chứng minh trong bản
luận văn đó khúc chiết hom hẳn những chứng minh mà nhiều người đã nêu ra
trước đó. Nhưng điều đáng ngạc nhiên hom đối với ông là những chứng minh xuất
sắc đó lại xuất phát từ một cậu bé mới tròn mười lăm tuổi! Đến nay nguyên bản
phần chính của công trình đó đã bị thất lạc nhưng kết quả chủ yếu của công trình
thì vẫn còn và mang tên định lí Paxcan.
Năm 1635 Pháp bắt đầu tham gia cuộc chiến tranh 30 năm. Đó là cuộc
chiến tranh hao người tốn của nhất châu Âu cho đến lúc ấy. Vì vậy nền tài chính
Pháp lâm vào tình trạng kiệt quệ, chính phủ không thể trả nợ được cho các con nợ.
Đau xót vì bỗng dưng bị mất tiền oan, các con nợ phản đối chính phủ một cách
mãnh liệt, ông Êchiên cũng nằm trong số này. Năm 1638, chính phủ Pháp ra lệnh
bắt giam vào ngục Baxti (Bastille) tất cả những người phản đối chính phủ. Vì thế
nhiều người bắt buộc phải trốn khỏi Paris. ông Êchiên cũng trốn thoát vào tháng 3
năm 1638 sau khi đã thu xếp để ba chị em Bledơ ở lại Paris và nhờ một người bà
con mà người ta vẫn gọi là quý bà Xêntôt (Sainctot) trông nom giúp.
Giăcơlin, con gái út của ông Êchiên khi ấy mới mười bốn tuổi, nhưng đã
biết làm thơ, thơ cô được đánh giá là rất hay. Đồng thời cô còn có thể “ngâm thơ”
với giọng “ngâm” đầy xúc cảm. Năm 1639, Giăcơlin có một buổi biểu diễn cá
nhân về “ngâm thơ”. Trong buổi biểu diễn đó, cô trình bày một bài thơ có ngụ ý
kín đáo ca tụng Hồng y Giáo chủ Risơliơ (Richelieu). Chú ý rằng lúc ấy Hồng y
Giáo chủ Risơliơ là người có thế lực rất lớn trong triều, chỉ sau vua Lui XIII
(Louis XIII). Sau buổi biểu diễn, Giăcơlin xin được gặp Hồng y Giáo chủ và cô
mạnh dạn xin Hồng y Giáo chủ xóa tội cho cha cô. Đe tỏ lòng khen ngợi tài năng
193