Page 192 - Dạy Học Vật Lý
P. 192
SPBook - viroTi tầm tri thức, chắp cánh tương lai
Êchiên làm việc trong ngành luật pháp, nhưng ông rất quan tâm đến toán
học và khoa học. ông nhận thấy những năng khiếu đặc biệt của con trai mình nảy
nở khá sớm. Điều này được thể hiện ở chỗ Bledơ có thể cảm nhận được một cách
khá mạch lạc nhiều vấn đề về toán học và khoa học mà Bledơ nghe lỏm được
trong các buối chuyện trò giữa cha và những nhà khoa học có danh tiếng thời đó
như Rôbecvan (Roberval), Mecxenơ (Mersenne), Gatxăngđi (Gassendi), Đêcac
(Descartes),.... Vì vậy ông quyết định không lấy vợ kế để có điều kiện tự đảm
nhiệm việc dạy Bledơ (và hai con gái) học ở nhà, không cần học ở trường.
Năm mười một tuổi, Bledơ đã trình bày được những hiểu biết của mình về
dao động âm. Đồng thời cũng năm 11 tuổi ấy Bledơ còn chứng minh được mệnh
đề 32 (liên quan đến tổng các góc trong một tam giác) trong quyển sách số 1 của
ơclit (Euclide). Điều này không làm cho Êchiên vui mừng mà ngược lại ông còn
tỏ ra không yên tâm vì ông cho rằng cái tuổi “t/n {teen)” ấy còn đang là cái tuổi
ngôn ngữ, tuổi nghệ thuật, tuổi văn thơ. Vì vậy ông đã ra lệnh cho Bledơ là trước
năm mười lăm tuổi không được đọc các sách toán, dành thì giờ cho việc học tiếng
La tinh và tiếng Hi Lạp.
Những bước đi ban đầu
Mặc dù đã có lệnh của cha, nhưng Bledơ chỉ tạm ngừng việc học toán
trong một thời gian ngắn, sau đó Bledơ lại lao vào việc học và nghiên cứu toán.
Nhưng vì phải dấu cha nên công việc
nghiên cứu cậu phải tiến hành thầm
lặng một mình. Vì vậy, chỉ một năm
sau khi lệnh cấm của cha hết hạn,
nghĩa là khi Bledơ mới bước vào tuổi
mười sáu, cậu đã viết được một bản
Chiêc máy Paxcalin trưng bày trong viện bảo
luận văn về toán rất có giá trị, đến nỗi tàng nghề thù công, Pari
192