Page 86 - Chính Sách Khen Thưởng
P. 86
QUY CHÉ
QUẢN LÝ HỒ Sơ CÁN Bộ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGƯỜI LAO ĐỘNG
TRONG Tổ CHỨC CÔNG ĐOÀN
(Ban hành kèm theo Quyết đính số 821QĐ-TLĐ ngày 16 tháng 6 năm 2015
của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chình
Quy chế này quy định về xâỵ dựng và quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức và người lao
động làm việc theo chế độ hợp đống lao động không xác định thời hạn trong tổ chức công đoàn; thẩm
quyền, trách nhiệm của Thủ trường các cơ quan, đơn vị công đoàn trong công tác quản lý hồ sơ cán
bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Điều 2. Đổi tượng áp dụng
1. Quy chế này được áp dụng đối với:
a) Các cơ quan, đơn vị trong tổ chức Công đoàn
b) Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động
không xác định thời hạn trong tổ chức công đoàn (gọi chung là cán bộ công đoàn), bao gồm:
- Cán bộ, công chức tại Cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cán bộ, công chức thuộc
các liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, các công đoàn ngành Trung ương và tương đương, công đoàn
tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.
- Công chức, viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp của tổ chức công đoàn.
- Người lao động tại các cơ quan, đơn vj công đoàn làm việc theo chế độ hợp đồng không xác
định thời hạn theo quy định của Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực
hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp.
Điều 3. Nguyên tắc chung về hồ sơ cán bộ công đoàn
Mỗi cán bộ công đoàn hường lương từ nguồn tài chính công đoàn hoặc từ nguồn tài chính của
các đơn vị sự nghiệp của tổ chức công đoàn đều phải có hồ sơ cá nhân đầy đủ, rõ ràng; người mới
được tuyển dụng lần đầu vào cơ quan, đơn vị nào của tổ chức công đoàn thì cơ quan, đơn vị đó cỏ
trách nhiệm lập hồ sơ bạn đầu (hồ sơ gốc) cho cán bộ công đoàn.
Điều 4. Hồ sơ và hò sơ góc của cán bộ công đoàn
1. Hồ sơ cán bộ công đoàn là tài liệu pháp lý phản ánh các thông tin cơ bản nhất về cán bộ công
đoàn, bao gồm: nguồn gốc xuất thân, quá trình học tập, quá trình công tác, hoàn cảnh kinh tế, phẩm
chất, trình độ, năng lực, các mối quan hệ gia đình và xã hội, thể hiện ở sơ yếu lý lịch, văn bằng, chứng
chỉ và các văn bản tài liệu có liên quan khác, được cập nhật trong quá trình công tác của cán bộ công
đoàn kể từ khi được tuyển dụng.
2. Hồ sơ gốc: là hồ sơ do cơ quan có thẩm quyền quản lý lập và xác nhận lần đầu khi công chức,
viên chức được tuyển dụng theo quy định của pháp luật. Thành phần hồ sơ gốc như quy định tại Điều
7 Quy chế này.
Chươna II
QUY ĐỊNH VÈ QUAN LÝ Hồ sơ
Điều 5. Phân cấp quản lý hồ sơ
1. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quản lý hồ sơ:
- Hồ sơ cán bộ, công chức, người lao động tại cơ quan Tổng Liên đoàn.
- Hồ sơ của chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn ngành Trung ương và tương đương, công đoàn
tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.
- Hồ sơ của cấp trưởng, cấp phó, kế toán trưởng các đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn.
- Sơ yếu lý lịch và bản bổ sung lý lịch hàng năm của các ủy viên ban thường vụ, ủy viên ủy ban
kiểm tra các liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương, công
88