Page 303 - Các Thuốc Chống Dị Ứng
P. 303
trong dịch BAL và mức độ nặng của bệnh như được xác định
bằng sự bít tắc đường hô hấp và tăng tính phản ứng phế quản.
Mặt khác các dưỡng bào BAL từ những người hen phản ứng
mạnh hơn đáng kể so với dưỡng bào từ nhóm đối chứng không bị
hen khi gây kích thích bằng kháng thể kháng IgE và chúng giải
phóng ra nhiều histamine hơn ỏ tất cả các nồng độ hiệu quả của
kháng thể. Sự tăng phản ứng này dường như chỉ giới hạn ỏ phổi
và không có sự khác biệt trong sự bài tiết histamine do kháng
IgE từ các bạch cầu ưa bazơ trong máu ngoại biên của ngưòi bị
hen và người bình thường. Các dưỡng bào BAL từ những người
dị ứng giải phóng histamine một cách tương tự khi gây kích
thích bằng kháng nguyên dị ứng đặc hiệu hoặc bằng những
kháng thể kháng IgE.
Những phát hiện này có ý nghĩa đáng kể trong lâm sàng vì
các tế bào BAL nằm bên trong hoặc ngay bên cạnh đưòng hô
hấp và các phế nang. Do vậy chúng có thể tiếp xúc nhanh chóng
và dễ dàng với kháng nguyên khí dung và khi bị kích hoạt
chúng có thể giải phóng các chất trung gian trực tiếp lên bề mặt
đường hô hấp. Theo đó chúng có thể là loại dưỡng bào có vai trò
quan trọng nhất trong sinh bệnh học ban đầu của bệnh hen. Do
chúng nằm trên bề mặt đưòng hô hấp nên tiếp xúc mạnh nhất
với nedocromil hoặc cromolyn khí dung in vivo. Hiệu năng lớn
hơn của cromolyn và nedocromil lên loại tế bào này so với dưỡng
bào trong nhu mô phổi có thể là yếu tô" liên quan bổ sung. Cũng
cần phải nhớ rằng rất khó tìm được sự liên quan về hiệu năng
của thuốc in vivo và in vitro. Do những lý do thực hành, các thí
nghiệm in vitro thưòng cô' gắng gây ức chế giải phóng histamine
khoảng 30% hoặc hơn, nhưng tỷ lệ histamine được giải phóng in
vivo thậm chí trong các cơn hen nặng nhất dường như ít hơn
nhiều so với chỉ sô' này và ngưòi ta biết rằng tác dụng của các
thuốc như cromolyn và nedocromil biến đổi tỷ lệ nghịch với mức
độ mạnh của kích thích lên các dưỡng bào. Như vậy các thuốc
này là các chất ức chê mạnh mẽ hơn sự giải phóng histamine từ
các dưỡng bào BAL in vivo tại các mức độ giải phóng histamine
T20-CTCDƯ 305