Page 174 - Các Thuốc Chống Dị Ứng
P. 174
e. Các tác động vào hệ thần kinh trung ương của các chât
đối kháng thụ t h ể H j
Phần lớn các chất đối kháng Hi thế hệ đầu dễ dàng đi qua
lớp tê bào nội mô ỏ các mao mạch của hệ thần kinh trung ương,
lớp tế bào nội mô này được gọi là hàng rào máu - não (bloọd -
brain barrier). Các thuốc này có xu hướng gây ra các tác động
lên hệ thần kinh trung ương một cách khác nhau. Trong khi
một scf tác động lên hệ thần kinh trung ương (CNS) có tác dụng
điều trị (ví dụ sử dụng diphenhydramine hoặc muổì 8-
chlorotheophylline của Ĩ1Ó gọi là dimenhydrinate để làm giảm sự
co cứng và làm tăng sự vận động theo ý muốn ỏ những bệnh
nhân Parkinson hoặc trong các phản ứng ngoài bó tháp do
thuốíc, và sử dụng diphenhydramine để làm giảm sự mất ngủ),
nhưng nói chung các tác động lên hệ thần kinh trung ương của
các chất đối kháng Hj thế hệ đầu đã làm hạn chế nhiều việc sử
dụng các loại thuốc này.
Mặc dù vai trò của histamine như là một chất dẫn truyền
thần kinh ngày nay đã được chứng minh một cách chắc chắn,
nhưng các cơ chế qua đó các chất đối kháng H ị thế hệ đầu gây
ra các tác động có ích và có hại lên CNS vẫn chưa được hiểu biết
một cách chính xác. Hệ histaminergic dường như có liên quan
đến các cơ chê gây ra sự mất ngủ và đến sự cân bằng giữa tình
trạng mất ngủ và hoạt tính sóng chậm trong thời kỳ ngủ. Các cơ
chê histaminergic rất rộng. Chúng bắt đầu từ cấu tạo lưới
(reticular formation) và lan toả đến võ não. Phần lớn các chất
đốĩ kháng Hj thế hệ đầu ỏ các liều lượng điều trị đều dẫn đến
việc chiếm một phần lớn các thụ thể Hj của não; như vậy các tác
động trung tâm ở người có thể được tạo ra bỏi sự phong bê
histamine nội sinh. Mặt khác, các chất đối kháng HL thê hệ đầu có
thể ức chế sự chuyển hóa histamine bỏi men N-methyltransferase,
do vậy làm tăng sự có mặt của histamine để phong bế các thụ
thể cholinergic, a-adrenergic, hoặc 5-hydroxytryptaminergic của
hệ thần kinh trung ương.
176