Page 209 - Các Đại Công Thần Trong Lich Sử Việt Nam
P. 209
210 7Ì/ sách 'Việt Nam - đất miúti con người'..
TỐNG ĐỐC HOÀNG DIỆU:
SỐNG VÌ DÂN, CHẾT CŨNG vì DÂN
Hoàng Diệu, tên chữ lá Kim Tích, tự Quang Viễn, hiệu Tĩnh
Trai, sinh ngày mùng 10 tháng Hai năm Kỷ Sửu (5-3-1829) tại
làng Xuân Đài, xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tình Quảng
Nam. Theo phả, họ Hoàng làng Xuân Đài gốc họ Mạc ở làng
Huệ Tri (nay là thôn Lộc Trì, huyện Nam Sách, tình Hái Duong)
di cư vào thôn Đông Bàn sau một trận lụt lớn, đến Hoàng Diệu
là đời thứ bảy.
Vì dân trừ tệ
Thân phụ ông là Hoàng Văn Cự, làm hưong chức, qua đời
ở tuổi 54; thân mẫu là Phạm Thị Khuê thọ 88 tuổi. Suốt đời, bà
tần tảo làm ruộng, chăn tằm, nuôi dạy các con thành tài. ông
bà sinh 11 người con, 8 trai và 3 gái. Trong đó, ó người đỗ đạt;
một Phó bảng, ba Cử nhân và hai Tú tài. Khoa thi Hưomg tại
tinh Thừa Thiên năm 1848, Hoàng Kim Giám 23 tuổi và
Hoàng Kim Tích 20 tuổi cùng đậu Cử nhân. Bấy giờ, chánh
chủ khảo - Tham tri bộ Binh Hoàng Tế Mỹ thấy bài văn của hai
anh em có điểm giống nhau nên ngờ vực bèn tấu trình lên
vua. Vua Tự Đức cho phúc hạch, mỗi người ngồi một phòng ở
tả vu và hữu vu điện Cần chánh. Sau khi xét duyệt, vua Tự
Đức phê rằng: “Văn hành công khí, quý đắc chân tài, huynh
đệ đồng khoa, thành vi mỹ sự”, nghĩa là Sự hành văn là việc
chung, cốt để chọn nhân tài, anh em đồng khoa là việc tốt đẹp.
Năm Tự Đức thứ ó (1853), lúc 25 tuổi, Hoàng Diệu dự thi
Đình và đậu Phó bảng, được cử giữ chức Hàn lâm Kiểm thảo
rồi đi nhậm chức tại các huyện Bồng Son, Tuy Viễn (Bình
Định), Tĩnh Gia (Thanh Hóa). Năm 1877, ông được thăng Hình
bộ Tham tri rồi chuyển sang Lại bộ kiêm quản Đô sát viện. Sử