Page 212 - Các Đại Công Thần Trong Lich Sử Việt Nam
P. 212
. Các đại công thần trang lịch sứ Việt Nam 213
diễn đến 11 giờ trưa thì kho thuốc súng trong thành nổ tung
làm cho tinh thần quân sĩ hoang mang. Thừa lúc rối ren, quân
Pháp dồn lực lượng đánh cửa thành phía Tây và phía Bắc. Giặc
ùa vào bên trong, quân ta tan rã. Trước tình thế ấy, Hoàng
Diệu quay về dinh, mặc triều phục chỉnh tề, vào hành cung
bái vọng mà khóc “Sức thần đã hết rồi” và thảo một tờ biểu gửi
vua Tự Đức: “Thần là một kẻ thư sinh biết đâu việc binh bị mà
bệ hạ giao cho chức vụ quá trọng. Làm sao tin được lòng giặc
nên thần lo sửa soạn đề phòng. Việc chưa xong thì binh Pháp
kéo đến... Một mình thề với Long thành, nguyện theo Nguyễn
Tri Phưong noi suối vàng vậy”. Sau đó, để bảo toàn khí tiết,
ông đến bên cây đa truức cửa Võ miếu thắt cổ đúng vào giờ
Ngọ, ngày mùng 8 tháng Ba năm Nhâm Ngọ (25-4-1882).
Được tin Hoàng Diệu tuẫn tiết, nhân dân Hà Nội vô cùng
thưong tiếc. Ngay hôm sau, dân tập trung và rước quan tài của
Hoàng Diệu an táng tại khu vườn dinh Đốc học (nay là phố
Trần Quý Cáp, sau ga Hà Nội). Trong lễ tang, các sĩ phu ở Hà
Nội có bài điếu:
Cô thành chống giữ một mình thôi
Khảng khái như ông được mấy người
Cựu lục nghìn năm gương tiết dọi
Cô thần một chút tấm trung phơi
(...)
Nghìn thủa Nùng Sơn nêu chính khí
Anh hùng đến thế lệ cùng rơi.
Còn vua Tự Đức, ngay sau khi nhận đuục biểu trần tình của
Hoàng Diệu, đã ra chỉ dụ khen ngợi và sai các quan tỉnh Hà Nội,
Hải Dưong, Nam Định lo việc chuyển mộ ông về quê hưong
Quảng Nam vào mùa thu năm đó. Em trai Hoàng Diệu là Hoàng
Chấn, khi đó đang làm Tri phủ Xuân Trường (Nam Định) đi theo
hộ vệ quan tài. Tự Đức sai quan tỉnh Quảng Nam ban một tuần