Page 213 - Các Đại Công Thần Trong Lich Sử Việt Nam
P. 213
214 7ií sách 'Việ! Nam - đất nưói; con người'
tế, lại Cấp 1.000 quan tiền nuôi bà mẹ của Hoàng Diệu.
Ca ngợi khí tiết của vị Tổng đốc anh hùng, một vị túc Nho
tại Hà Nội đã soạn bài Hà Thành chính khi ca. ông còn được
người Hà Nội thờ tại miếu Trung Liệt, bên gò Đống Đa. Đền
còn câu đối ca ngợi công đức Hoàng Diệu:
Kia thánh quách, kia non sông trăm trận phong trần còn
thước đất,
Là trời sao, là sông núi, mười năm tăm sự với trời xanh.
Sau Cách mạng Tháng Tám, tên Hoàng Diệu được đặt cho
một đường lớn và đẹp của Thủ đô. Đường Hoàng Diệu dài
1.340m, từ phô' Phan Đình Phùng đến phố Nguyễn Thái Học,
vốn là đường hào cạnh phía Tây hành cung thành Hà Nội đời
Nguyễn. Trong kháng chiến chống Pháp, tên ông được đặt cho
Hà Nội, gọi là thành Hoàng Diệu.
Ngày 20-12-2003, thành phô' Hà Nội cho lập đền thờ
Nguyễn Tri Phưong và Hoàng Diệu trên vọng lâu cửa Bắc. Tại
đây, có tượng đồng hai vị tổng đốc đã dũng cảm đánh Pháp giữ
thành năm 1873 và 1882 do Hội Khoa học lịch sử Việt Nam
cung tiến. Đền treo bức hoành “Nghĩa liệt anh hùng’’ và đôi
câu đối của GS Vũ Khiêu:
Trung vi quốc, nghĩa vi dân, lưỡng phiến đan tăm huyền
nhật nguyệt,
Sinh ưNam, tử ưBắc, thiên thu chính khí vượng son hà.
Tạm dịch nghĩa:
Trung với nước, hiếu với dân, tấm lòng son sáng tựa mặt
trời, mặt trăng,
Sinh ở Nam, mất ở Bắc, khí tiết nghìn năm sau vẫn rạng
rỡ nước non này.
(T h eo Hanoimoi)