Page 200 - Các Đại Công Thần Trong Lich Sử Việt Nam
P. 200
. Các đại công thần trong lịch sử Việt Nam 201
CÓ phải là con ruột của Thoại Ngọc Hầu. Bộ Hình yêu cầu quan
tỉnh Gia Định tra hỏi sự việc, Nguyễn Văn Lâm khai rõ Thị
Nghĩa chỉ là con nuôi của cha mình. Vì thế, gia đình Thoại
Ngọc Hầu không bị khép tội liên đới, nhưng không thể xoá hết
sự nghi ngại của triều đình.
Án của Thoại Ngọc Hầu càng trở nên tồi tệ hon, khi vào
tháng 3 năm Mậu Tuất (1838), Nguyễn Văn Quang (là cháu họ
của Nguyễn Văn Thoại, đồng thời là cháu nội của Khâm sai
Thuộc nội Chưởng cơ Nguyễn Văn Bình) đã cùng Lê Văn Son
(cháu họ của Lê Văn Duyệt) đang là tù phạm bị giam ở ngục
tỉnh Gia Định, bàn mưu vượt ngục chiếm giữ thành phản lại
triều đình. Do phạm nhân Trần Vinh (nguyên là Tư vụ bộ Binh
bị tội lưu, phát đi an trí ờ Gia Định) biết chuyện, đem việc ấy
tố cáo ra, quan tỉnh Gia Định điều tra được liền báo về Huế.
Vua Minh Mạng phán rằng Nguyễn Văn Quang là con
cháu công thần ở Vọng Các, trước can án, triều đình chưa nỡ
giết, còn để giam cấm, thế mà dám muTi đồ vượt ngục, lấy việc
trước của Lê Văn Khôi làm khuôn mẫu, ý muốn chiếm thành
làm phản, làm khổ nhân dân. Lê Văn Sơn là cháu Lê Văn
Duyệt, phạm tội bị giam, muốn suy tôn lên để mưu khởi sự,
cùng triều đình gây biến, mối họa không trừ thì mầm họa lại
mọc. Vì vậy, Nguyễn Văn Quang, Lê Văn Sơn cùng 4 người
khác bị kết án xử tử lăng trì. ông của Nguyễn Vãn Quang là
Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Văn Thoại cũng liên luỵ, bị triều
đình lấy lại các văn bằng đã cấp. Với lần nghị án mới, Nguyễn
Văn Thoại bị tước luôn hàm Chánh ngũ phẩm.
Những sự cố liên tục xảy ra với Thoại Ngọc Hầu sau khi
ông mất khiến cái nhìn của vua Minh Mạng ngày càng thiếu
khách quan. Đặc biệt, sự tham gia nổi dậy chống đối triều
đình của vợ chồng con gái nuôi, và vụ mưu phản của cháu họ
là nguyên nhân làm cho các triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự