Page 201 - Các Đại Công Thần Trong Lich Sử Việt Nam
P. 201
202 Tủ sách 'Việt Nam - đất nưát^ con ngưỀá’
Đức không màng xem xét tận tình sự oan ức hoặc ghi nhận
đúng mực công lao của Thoại Ngọc Hầu.
Không riêng gì Thoại Ngọc Hầu, những ai dính dáng ít
nhiều đến việc chống đối triều đình cũng bị đối xử như vậy,
thậm chí có người còn thê thảm hom. Âu đó cũng là sự nghiệt
ngã của tấn trò đời dưới chế độ phong kiến nói chung!
Một an ủi cho Thoại Ngọc Hầu và gia tộc là vào tháng 2 năm
Canh Thìn (1880), sau khi Đền Trung Nghĩa được xây dựng xong
ở Kinh đô Huế, theo đề nghị của bộ Lễ, vua Tự Đức chuẩn cho thờ
thêm vào Đền 1.532 người, trong đó dãy bên Tây, án thứ ba thờ
390 người có tên Tòng thất phẩm Nguyễn Văn Thoại.
Sự ghi nhận Thoại Ngọc Hầu là người trung nghĩa dưới
triều Tự Đức chưa thể hiện hết những đóng góp lớn lao của
ông vói dân VỚI nưófc, cũng chưa thể bù đắp nổi những tổn
thưomg tinh thần mà linh hồn ông và các thế hệ con cháu phải
gánh chịu; nhưng dẫu sao đó cũng là sự hồi tâm của triều đại
vốn thường xuyên xảy ra những vụ hãm hại công thần, mở
đường cho các vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn chuẩn y việc
phong thần cho Thoại Ngọc Hầu.
Ngày 25 tháng 7 năm Giáp Tý (1924), vua Khải Định truy
phong Nguyễn Văn Thoại là Đoan Tức Dực Bảo Trung Hưng
Tôn Thần. Đến 15 tháng 8 năm Quý Mùi (1943), vua Bảo Đại
sắc phong Nguyễn Văn Thoại là Quang Ý Dực Bảo Trung Hưng
Trung Đẳng Thần.
Đối với người dân các tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Kiên
Giang, ngay khi còn sinh thời, Thoại Ngọc Hầu đã được xem là
vị thần hộ mệnh cho dân chúng. Còn đối với đất nước, công lao
của Thoại Ngọc Hầu luôn được sánh ngang những bậc anh
hùng đã dày công khai phá và bảo vệ bờ cõi của quốc gia.
Nguyẻn Quang Trung Tiến