Page 196 - Các Đại Công Thần Trong Lich Sử Việt Nam
P. 196

. Cắc đại công thẩn trong lịch sử Việt Nam 197

        thường  và  dần  dần  lên  đến  chức  Khâm  sai  Chướng  cơ.  Đầu
        năm  1811,  Nguyễn  Văn  Thoại  được  bổ  làm  Trấn  thủ  Định
        Tường;  đến  năm  1813  giữ chức  Bảo  hộ  Chân  Lạp  kiêm  lãnh
        Trấn thủ Định Tuờng.
            Năm  1817, Nguyễn Văn Thoại chuyển làm Trấn thủ Vĩnh
        Thanh.  Tại  đây,  vào  mùa  xuân  năm  1818,  ông  tổ  chức  dân
        binh  khởi  công  đào  sông/kênh  Đông  Xuyên  (nối  từ  Long
        Xuyên xuống Rạch Giá), dài chừng 31km. Đây là tuyến đường
        sông đào nhằm phục vụ  luu thông và nông nghiệp vùng Kiên
        Giang, rất có giá trị. Vua Gia Long đã đặc ân cho phép đặt tên
        sông là Thoại  Hà (sông ông Thoại) và tên ngọn  núi phía đông
        gần  đó  là Thoại  Sơn  (núi  ông Thoại).  Cũng  trong  năm  1818,
        Nguyễn Văn Thoại được bổ làm Thống chế Bảo hộ Chân Lạp.
            Năm  1819 Nguyễn Văn Thoại đuục giao trọng trách tổ chức
        đào  sông/kênh  Vĩnh  Tế,  nối  từ Châu  Đốc  ra  biển  Hà  Tiên,  dài
        khoảng  91km.  Vào  tháng  12  năm  Mậu  Dần  (đầu  năm  1820),
        sông được khởi công, qua nhiều gian truân vất vả với sự góp sức
        của cả dân binh Việt Nam và Chân Lạp, mãi đến giữa năm  1824
        mới xong. Hình ảnh kênh Vĩnh Tế sau đó đuực đưa vào Cao Đinh,
        một trong chín đỉnh đồng đặt ở Kinh đô Huế. Trong thòi gian đôn
        đốc đào kênh Vĩnh Tế,  năm  1821  Nguyễn Văn Thoại  còn  nhận
        nhiệm  vụ  đóng  giữ bảo  Châu  Đốc,  lành  chức  Bảo  hộ  Quốc  ấn
        nước  Chân  Lạp,  kiêm  lý  Biên  vụ  Hà  Tiên.  Nguyễn  Văn  Thoại
        cùng nhiều nguừi khác được triều đình ban thưởng rất hậu hỉ khi
        hoàn thành kênh Vĩnh Tế.
            Nguyễn Văn Thoại có bà vợ chánh là Châu Thị Tế, quê ở cù
        lao Dài, sinh được con trai là Nguyễn Văn Lâm; và vợ thứ tên là
        Trương Thị  Miệt,  cũng  sinh  một con  ữai  là Nguyễn Văn  Minh.
        Ngoài ra, ông còn có nguời con gái nuôi, tục gọi là Thị Nghĩa.

            Ngày  ó  tháng  ó  năm  Kỷ  Sửu  (1829),  Thống  chế lĩnh  ấn
        Bảo hộ nước Chân Lạp, Án thủ thành Châu Đốc kiêm lĩnh Biên
   191   192   193   194   195   196   197   198   199   200   201