Page 194 - Các Đại Công Thần Trong Lich Sử Việt Nam
P. 194

. Các dại công thần trong lịch sử Việt Nam 195


       đồ  xâm lược của Xiêm  La. Trong thời gian ở Gia Định, ông đã
       đề xuất vói triều đình đào kênh Vĩnh Tê nhằm thoát nước, tiêu
       úng  thay chua rửa phèn  cho đồng ruộng. Và công  trình  kênh
       Vĩnh Tế có ý nghĩa to lớn về kinh tế, quốc phòng và hiệu quả
       mang lại rất lớn cho cho đất nước đến hôm nay.
            Lê Văn Duyệt rất có tài đối  nội lẫn đối ngoại, ông đã khôn
        khéo mở rộng giao thuơng vói các nước. Thời kỳ ông trấn nhậm
       đất Nam Kỳ, nhiều tàu buôn  của các nước: Trung Quốc, Mã Lai,
        Nam Duxmg, Miến Điện, Phưong Tây và Châu Mỹ đã cập bến Gia
        Định, Bến Nghé để mua bán trao đổi hàng hoá. Sài Gòn Gia Định
        thời bấy giờ như một đặc khu kinh tế mở của nước ta.
           Năm  1822,  Crawfurd - người  cầm đầu  Phái bộ ngoại giao
       của toàn  quyền  Ấn  Độ - ghé vào  Bến Nghé và Gia Định,  được
       yết  kiến  Lê  Văn  Duyệt  và  đã  viết  về  ông:  “Con  người  này  ít
        học,  nhung  lạ  lùng thay  lại có  cái  nhìn  cởi  mở hon  nhiều đại
        thần  và cả nhà vua học rộng  làu  làu kinh sử của Khổng giáo.
        Ngài sống thanh liêm, mong muốn mở mang đất Gia Định trù
        phú hon mọi quốc gia khác trong vùng biển Đông”.
            Trong cuộc đời làm quan, dù quyền hành lớn, Lê Văn Duyệt
        không hề hiếp đáp kẻ dưới hoặc tìm mọi cách tư túi riêng. Thậm
        chí,  có  tư liệu  viết,  ông  còn  bỏ  tiền  cá  nhân  để  làm  việc  công.
        Quân lính của ông rất có kỷ luật, không hề phá phách, cưóp bóc...
        Khi đuục triều đình cử đi dẹp loạn, ông bao giờ cũng điều tra kỹ
        nguyên nhân, nếu biết đám quan lại hà hiếp dân, ông thẳng tay
        trừng trị... Vì  thế,  đưong thòi oai phong của Lê Văn  Duyệt luôn
        khiến  các  nước  lân cận  nể sợ, gọi ông  là  "Cọp gầiẸ Đồng Nai",
        một trong "Ngũ hổ tướng" ở Gia Định.
            Thế nhưng tiếc rằng, sau khi ông mất, nhân vụ người con
        nuôi là Lê Văn Khôi khởi binh chống nhà Nguyễn, ông bị truy
        tội, mãi đến đời Tự Đức mói được phục hồi danh dự.
                                                    (T h eo  Đất Việt)
   189   190   191   192   193   194   195   196   197   198   199