Page 73 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 73

HƯỚNG DẪN
       Câu  1: Hoàn cảnh ra đời và ý chính của bài thơ ‘‘^Đây thôn  Vĩ D ạ”.
          1. Hoàn cảnh ra đời.
         Hàn  Mặc  Tử  đang  nằm  trên  giường  bệnh  tại  nhà  thương  Quy  Hòa  (Quy
       Nhơn), trước nỗi  đau  đớn của thân xác lẫn tâm hồn,  Hàn Mặc Tử nhận được tấm
       bưu  ảnh  của  người  thiếu  nữ Vĩ  Dạ thôn  mang tên  một  loài  hoa  đẹp  mà  nhà  thơ
       thầm yêu trộm nhớ.  Sau bức ảnh có ghi:  “Mong Tử sớm  binh phục để về thăm  Vĩ
       Dạ”  như  là  một  tín  hiệu  vui,  niềm  hạnh  phúc  mơ  hồ  như  sương  khói,  khơi  gợi
       trong  lòng  thi  nhân  nguồn  cảm  xúc  dạt  dào  để  viết  lên  “Đây  thôn  vĩ  dạ”.  Tác
       phẩm  trích  trong tập  “thơ Điên”,  sau  này  đổi  tên  là  Tập  thơ  “Đau  thương”  xuất
       bản năm  1940.
         2. Những ý chính của bài thơ.
         Ýl:  (4  câu  đầu)  Miêu  tả  cảnh  đẹp  thiên  nhiên  và  con  người  xứ Huế nơi  vùng
       quê Vĩ Dạ.
         Ý2:  (4  câu  giữa)  Miêu  tả  cảnh  chiều  buồn  trên  sông  và  thể  hiện  niềm  khao
       khát hạnh phúc mong manh huyền ảo trong tâm hồn nhà thơ.

         Ý3:  (4  câu  cuôd)  Thể  hiện  một  tình  yêu  mơ  hồ  như  sương  khói  đang  len  lỏi
       trong tâm hồn thi nhân.

       Câu  2:  Phân  tích  khổ  thơ  đầu  trong  bài  thơ  “Dây  thôn  V ĩ D ạ”  của  thi
       nhân Hàn Mạc Tử.

        hững kiến thức cần nắm:
       1.  Vĩ  Dạ thôn:  Một thôn nằm  ngoại ô  thành  phố Huế bên  dòng sông Hương.  Nơi
          đây  quanh  năm  cây  côì  xanh  tươi  bôn  mùa,  mỗi  nhà  có  mỗi  vườn  toát  lên  sức
          sông thiên nhiên vùng Vĩ Dạ thật tươi đẹp.
       2.  Nhà thơ Bích Khê  đã từng ca ngợi Vĩ Dạ thôn:  “Vĩ Dạ  thôn!  Vĩ Dạ thôn! Biếc
         xanh cần  trúc không buồn  mà say”.  (Bích Khê)
       3.  Nhà  thơ  Vũ  Quần  Phương  bày  tỏ  về  cái  “nắng  mới  lên”  trong  hồn  thơ  “Đây
         thôn  Vĩ Dạ”:  “Nhìn  nắng hàng cau  nắng mới  lên gợi  lại  một  nỗi  niềm  về quê
         hương,  làng mạc đáng yêu đến  thế.” (Vũ  Quần Phương)
       4.  Cảm  nhận  hình  ảnh  “Nắng  mới”  trong  hồn  thơ  của  Lưu  Trọng  Lư;  “Tôi  nhớ
         mẹ  tôi thuở thiếu  thời.  Lúc  người còn sống tôi lên  mười.  Mỗi lần  nắng mới reo
         ngoài nội. Áo đỏ  người đưa trước giậu phơi.” (Nắng mới -  Lưu Trọng Lư)
       5.  Nhớ  về  màu  xanh  ngọc  bích,  ta  nhớ  lại  bài  “Thơ Duyên”  của  Xuân  Diệu  với
         hình ảnh:  “Đổ trời xanh  ngọc qua muôn lá”.  (Xuân Diệu)

       6.  Ta  lại  nhớ  về  màu  xanh  ngọc  bích  trong  bài  kí  “Người  lái  đò  sông  Đà”  của
         Nguyễn Tuân có viết: Khi mùa xuân về nước Sông Đà với “dòng xanh ngọc bích”.


       72
   68   69   70   71   72   73   74   75   76   77   78