Page 76 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 76

mai  nơi  cành  cây  kẽ  lá cùng hòa quyện với  ánh  nắng ban  mai  của mặt trời,  toát
    lên  một  sắc  màu  xanh  mượt  mà,  long  lanh  như màu  xanh  ngọc  bích vừa  dân  dã
   vừa quý  phái  càng làm cho cảnh vật Vĩ Dạ thật đáng yêu,  đáng nhớ.

      Nhấn  mạnh:  Với  hai  tiếng  “mướt  quá”  kết  hợp  với  cụm  từ  so  sánh  “xanh
    như  ngọc”  toát  lên  một  không  gian  xanh  tươi  mượt  mà,  tràn  đầy  sức  sông  của
    thiên nhiên và cuộc  sông lao  động cần mẫn của con người Vĩ Dạ thật đáng quý.
      Liên  hệ:  Nhớ  về  sắc  màu  “xanh  như  ngọc”  ta  lại  liên  tưởng  trong  hồn  “Thơ
   duyên”  của  Xuân  Diệu  và  bài  kí  “Người  lái  đò  sông Đà”  của  Nguyễn  Tuân  cũng
    mang  một  sắc  màu  xanh  như thế nhưng mỗi  hình  ảnh  là  một  cảm  nhận  riêng,
    một vẻ  đẹp riêng của người  nghệ  sĩ.  Với Xuân Diệu ta bắt gặp hình ảnh:  “Đổ trời
   xanh  ngọc  qua  muôn  lá”.  Với  Nguyễn  Tuân  ta  tìm  thấy  khi  mùa  xuân  về  nước
    sông Đà với  “dòng xanh  ngọc  bích”.  Với  Hàn  Mặc Tử là:  “Vườn ai  mướt quá xanh
    như ngọc”.  Tất  cả  những hình  ảnh  ấy  làm nên những vần  thơ đẹp,  tô  đậm  sự đa
    dạng  phong  phú  cho  vườn  hoa  vàn  học  nghệ  thuật  Việt  Nam.  Và  hình  ảnh  còn
    lại  “Lá  trúc  che  ngang  mặt  chữ điển.”  Lời  thơ  đưa  ta  tìm  về  cảnh  đẹp  của  Vĩ  Dạ
    thôn  không  chỉ  đẹp  cảnh  mà  còn  đẹp  cả  hình  bóng  con  người.  Nhớ  về  “trúc”  là
    hình  ảnh  quê  hương tượng  trưng về  người  thiếu  nữ dịu  dàng,  thùy  mị  mà  ca  dao
    từng  thầm  thì:  “Trúc  xinh  trúc  mọc. đầu  dinh  -  Em  xinh  em  đứng  chỗ  nào  cũng
   xinh.”  Nhưng  hình  ảnh  “trúc”  trong  hồn  thơ  “Đây  thôn  Vĩ Dạ”,  không  đứng  một
    mình,  đơn  điệu  mà  hình  ảnh  trúc  lại  hoà  quyện  đan  xen với  vẻ  đẹp  con  người,  có
    khuôn  mặt  chữ  điền,  đưa  ta  liên  tưởng  dáng  vẻ  người  con  gái  Vĩ  Dạ  với  nét  đẹp
    đoan  trang,  phúc  hậu  mà  ca  dao  Huế từng  thầm  thì:  “Mặt  em  vuông  tượng  chữ
    điền.  Có  câu  nhân  nghĩa có  lời  thuỷ  chung".  Chỉ  một  lời  thơ:  “Lá  trúc  che  ngang
    mặt  chữ điền” toát  lên bức tranh  quê  thật  đẹp  giữa thiên  nhiên và con  người  như
    làm  sông  lại  cái  hồn  Vĩ  dạ  thấp  thoáng  đâu  đây,  từng làm  đắm  say  bao  tâm  hồn
    thi  nhân  và  những  ai  đã  một  lần  đến  Huế.  Quả  thật:  “Đã  đôi  lần  đến  với  Huế
    mộng  mơ.  Tôi  ôm  ấp  một  tình yêu  dịu  ngọt”.  {Huế tình yêu  của  tôi  -   thơ Nguyễn
    Thị Thanh  Bình -   nhạc Trương Tuyết Mai)
    III.  PHẦN KẾT
       1. Về  nghệ  thuật: “Đây  thôn  Vĩ Dạ” một bài  thơ đặc sắc tiêu biểu của phong
    trào  Thơ  mới.  Với  khố  thơ  đầu,  nhịp  thơ  đều  đặn,  giọng thơ  êm  đềm,  tha  thiết,
    hình ảnh  cụ  thể, tiêu biểu chọn lọc,  giàu sức biểu cảm.

       2. Về  nội  dung:  Nhà thơ khắc họa bức tranh Vĩ Dạ thôn  một thời xa vắng của
    thành phố Huế thật đẹp, vẻ đẹp giữa thiên nhiên và con người Vĩ Dạ thật đáng yêu,
    đáng nhớ đâu dễ nào quên.
                              Không nơi đâu đẹp tuyệt vời.
                          Như thôn  Vĩ Dạ,  nghìn đời mến yêu.

                                                                                 75
   71   72   73   74   75   76   77   78   79   80   81