Page 79 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 79
buồn trống vắng của thi nhân. Với hai câu thơ đầu, ngoại cảnh là gió, mây, dòng
sông, hoa bắp và tâm cảnh là nỗi lòng người thi nhân trong niềm cô đơn, hụt
hẫng. Phải chăng, nhà thơ mượn ngoại cảnh nhằm bày tỏ tâm cảnh, nói lên nỗi
lòng mình, nỗi lòng thi nhân. Quả thật, thơ Hàn Mặc Tử là “Thơ trữ tình hướng
nội”. Đúng như lời bày tỏ của đại thi hào Nguyễn Du trong Truyện Kiều: “Cảnh
nào cảnh chẳng đeo sầu. Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.
2. Phân tích 2 câu thơ còn lại:
“Thuyền ai dậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”
Cảnh chiều trên sông đã khép lại, đưa chúng ta tìm về cảnh đẹp của bến sông
trăng giữa đất trời Vĩ Dạ lúc đêm xuống thật đáng nhớ. Tiếng gọi “thuyền ai”,
tiếng gọi nghe như mơ hồ, bâng khuâng, xa vắng. Vậy “thuyền ai” là thuyền của
ai thế! con thuyền mồ côi, đơn lẻ nằm chơ vơ giữa bến sông trăng, sao mà hiu
hắt thế! lạnh lùng thế. Với tiếng gọi “thuyền ai” phải chăng, là “thuyền em”
thuyền của người con gái Vĩ Dạ một thời nhà thơ thầm yêu trộm nhớ, mà con
thuyền em, không chở người mà lại chở trăng ư! Hai tiếng “trăng về” hàm ẩn
một hình ảnh khác, phải chăng, đó là “trăng anh” hình bóng anh, nỗi lòng người
thi nhân đang khao khát mong đợi được “thuyền em” đưa “trăng anh” về kịp tôi
nay! Một lời yêu cầu tưởng chừng như bình thường nhưng trong lời nói ấy “có
chở trăng về kịp tối nay?” thể hiện sự khao khát, tha thiết mong đợi, trong tâm
hồn thi nhân. Tiếng gọi “kịp tối nay” gợi cho người đọc bao suy nghĩ. Vậy “tổi
nay” là tôl nào? không! không tôi nào cả, chỉ có tôl nay thôi, đêm nay thôi và
xác định chỉ có tôì nay thôi. Tiếng gọi “tối nay” có khác gì như đêm thiên đường
hạnh phúc, đêm ngà ngọc của tình yêu đế “thuyền em” cùng “trăng anh” giao
hòa, quyện lẫn cho thỏa niềm mong đợi, niềm khao khát chút hạnh phúc mong
manh mà bấy lâu nay nhà thơ vẫn mong ước kiếm tìm dù đó là ảo ảnh, là tâm
tưởng nhưng mãi mãi là thứ nhu cầu tinh thần là châd xúc tác nhằm xoa dịu nỗi
lòng người thi nhân trước sự hụt hẫng, bế tắc giữa tình yêu và cuộc sông lúc bấy
giờ. Như vậy, nhà thơ đã mượn hình ảnh “thuyền trăng, sông trăng, bến trăng”
cùng hình ảnh “trăng về” là ngoại cảnh đế nói lên tâm cảnh, nỗi khát vọng của
nhà thơ trước cuộc đời. Quả thật, thơ Hàn Mặc Tử là “thơ trữ tình hướng nội”.
II. PHẦN KẾT THÚC
Với khố thơ trên là sự kết hợp những vần thơ, ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ
vừa hiện thực, vừa lãng mạn, giàu chất suy tưởng là vẻ đẹp của ngoại cảnh như
ôm trọn một chất tình, nỗi lòng của thi nhân. Chứng tỏ thi pháp của Hàn Mặc
Tử, nhà thơ đã lấy ngoại cảnh bày tỏ tâm cảnh. Như vậy, thơ Hàn Mặc Tử là
“thơ trữ trinh hướng nội” mãi mãi làm nên sức sông giá trị cho hồn thơ
“Đây Thôn Vĩ Dạ” suôt bao nhiêu năm qua.
78