Page 78 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 78
“Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”
(Trích "Đây thôn Vĩ Dạ" - Hàn Mặc Tử)
Cần khám phá những vần thơ giàu hình ảnh, giàu chất suy tưởng qua nét bút
của Hàn Mặc Tử đế tìm thấy thơ Hàn Mặc Tử là: “Thơ trữ tinh hướng nội”.
II. PHẦN TRỌNG TÂM
Thơ Hàn Mặc Tử là “Thơ trữ tình hướng nội”.
1. Phân tích 2 câu đầu: Nỗi lòng thi nhân trước cảnh vật Vĩ Dạ khi
chiều xuông.
“Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”
Với khố thơ thứ hai trong “Đây thôn Vĩ Dạ”, thời điểm lúc này là chiều đã về
trên sông Hương. Tiếng gọi: “Gió theo lối gió, mây đường mây”. Với nhịp thơ 4/3
trầm bổng, dìu dặt, toát lên một không gian vắng lặng,buồn. Hình ảnh mây và
gió chia lìa đôi ngã, mây về với mây, gió bay theo gió, cảnh vật u buồn quá.
Hình ảnh ấy, người đọc nhớ lại lời thơ; “Thuyền về nước lại sầu trăm ngã" trong
hồn thơ “Tràng Giang” của Huy Cận cũng mang một nỗi buồn như thế khi nước
xa thuyền như mây xa gió.
Mở rộng: Phải chăng, hình ảnh gió mây chia lìa trong hồn thơ Vĩ Dạ nói lên
nỗi lòng thi nhân, khi nhà thơ cảm nhận về tình yêu và cuộc sống của chính mình
cũng chia ha khi người tình quay gót, cuộc sống thì cách li với thế giới bên ngoài
vì bệnh tật. Như vậy nhà thơ mượn ngoại cảnh đế bày tỏ tâm cảnh, thể hiện nỗi
lòng thi nhân đang hụt hẫng bế tắc trước cuộc đời. Phải chăng, thơ Hèm Mặc Tử
là “thơ trữ tinh hướng nội”. Và cảnh vật thiên nhiên giữa bầu trời Vĩ Dạ lúc ấy,
không tìm thấy hình bóng con người và dòng sông Hương lặng lờ trôi, trầm mặc
trôi như mang một nỗi u hoài qua nét bút: “Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”.
Hình ảnh thiên nhiên nhân hóa độc đáo, nhài thơ thổi vào dòng sông Hương mang
một sinh thế có hồn, có cảm xúc, suy tư, trăn trở như một con người. Với tiếng gọi
“buồn thiu” là cách nói của con người xứ Huế, tiếng nói địa phương dân dã. Từ gọi
“buồn thiu” là nồi buồn thăm thẳm, dịu vợi, héo hắt cả tim gan, tè tái cả cõi lòng.
Phải chăng, “dòng nước buồn thiu" nói lên nỗi lòng thi nhân, khi tình yêu chia
lìa, cuộc sống cách ly vì bệnh tật, chỉ còn lại một nỗi niềm đau đáu, héo hắt cả
tâm hồn'người thi sì tài hoa bạc mệnh. Và hình ảnh “hoa bắp lay" cho chúng ta
hình dung “hoa bắp” là hình bóng quê hương, sản phẩm của quê hương từ bao đời.
Với động từ gợi hình “lay” thế hiện trạng, thái đong đưa, khe khẽ khi hoa bắp tiếp
cận với gió chiều, tạo nên cảnh chiều trên sông hiu hắt buồn như hòa cùng nỗi
77