Page 84 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 84
nhớ của tình yêu lại ngây ngất thẫn thờ với tiếng gọi: “Anh nhớ tiếng, anh nhớ
hình, anh nhớ ảnh. Anh nhớ em, anh nhớ lắm, em ơi”. Và Xuân Quỳnh cũng dạt
dào cháy bỏng với tiếng lòng thổn thức: “Những ngày không gặp nhau. Biển bạc
đầu thương nhớ. Những ngày không gặp nhau. Lòng thuyền đau rạn vỡ”. Và: “Nếu
phải cách xa anh. Em chỉ còn bão tổ”. Như vậy, tình yêu và nỗi nhớ là hai mặt
của một vấn đề, là mẫu số chung cho những ai đã yêu, đang yêu và hết lòng cho
tình yêu ấy và chính nỗi nhớ là thước đo giá trị của tình yêu, thẩm định tình yêu.
Đặc biệt, cái hay trong câu thơ: “Một người chín nhớ mười mong một người”
của Nguyễn Bính. Với tiếng gọi “một người” ở đầu câu và “một người” ở cuôl câu
ôm trọn thành ngữ “chín nhớ mười mong” tuy đồng âm nhưng hoàn toàn khác
nghĩa. Hình ảnh “một người” ở đầu câu là chàng trai quê đang yêu là “tôi yêu
nàng” và hình ảnh “một người” ở cuối câu là cô gái quê thôn Đông mà chàng trai
thôn Đoài đang thương thầm nhớ trộm nhưng nào có biết. Quả thật, Nguyễn
Bính là thi sĩ của làng quê, của hương đồng cỏ nội với một trái tim thương yêu
chân chất, mộc mạc. Nhà thơ đã sử dụng những ngôn ngữ thật giản dị, chân
thật, gần gũi cuộc sông nông thôn Việt Nam làm nên những vần thơ thấm đẫm
tình yêu quê hương, tình yêu đôi lứa thật sâu lắng, đậm đà.
2. Phân tích khổ thơ giữa (12 câu): Sự trách hờn, mong đợi của chàng
trai quê khi đã yêu
“Hai thôn chung lại một làng
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?
Bao giờ bến mới gặp đò
Hoa khuê các, bướm giang hổ gặp nhau”.
(Trích “Tương tư' - Nguyễn Bính)
Chàng trai quê khi đã yêu, tự hỏi với lòng mình với tiếng gọi: “Hai thôn
chung lại một làng. Cớ san bên ấy chảng sang bên này?”. Lời hỏi, lời tự vấn của
chàng trai quê thể hiện nỗi băn khoăn thắc mắc. Tại sao? “tôi” ở thôn Đoài,
nàng ở thôn Đông, hai thôn cùng chung một làng, thì đâu có gì xa xôi, đâu có ^
cách trở “mà sao bên ấy chẳng sang bên này?”. Phải chăng, lời hỏi cũng là lời
trách hờn, vì sao nàng ở bên ấy “thôn Đông” tôi ở bên này “thôn Đoài” khoảng
cách về không gian có rộng lớn gì đâu! khó khàn cách trở gì đâu! Mà tại sao bên
ấy “cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?” nàng vẫn sống thầm lặng, yên lặng như
chiếc bóng thế sao! Và chàng trai quê tiếp tục thắc mắc, băn khoăn rồi tự hỏi
lòng mình, nếu “bảo rằng cách trở đò giang” thì việc “không sang”; “chẳng sang”
đã đành đi, nhưng đằng này chỉ cách nhau có một cái đình ở đầu làng, thì có xa
gì mấy đâu, khó khăn cách trở ^ đâu mà “tình lại xa xôi” đến thế!. Hàng loạt
lời hỏi, tự vấn của chàng trai quê biểu hiện nỗi thắc mắc rất chân thật, chân
tình, nghĩ sao nói vậy là nói lên tình yêu của chàng trai quê thật sự đã yêu, gởi
trọn trái tim của mình cho người con gái ấy. Nhưng, tại sao cô gái làng thôn
83