Page 87 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 87

tình yêu  từ một phía và chàng trai  quê vẫn  mơ ước,  kiếm  tìm  một hạnh  phúc  đơn
      sơ,  chân  thành  với  lời  bày  tỏ  cuối  cùng:  "Cau  thôn  Đoài  nhớ giầu  không  thôn
      nào'?”.  Kết  thúc  vẫn  là  thi  ảnh:  “Cau  thôn  Đoài  nhớ giầu  thôn  Đông”  mãi  mãi  là
      ước vọng một tình yêu,  một hạnh phúc,  một cuộc sông lứa đôi  giữa lòng què hương
      non  nước,  là mơ ước  một hạnh  phúc  sẽ  nảy  mầm,  mơ ước  rồi  đây con  thuyền tình
      sẽ cập bến.  Một ước mơ thật đẹp, chân thành, thấm đẫm tính nhân văn.

      III.  PHẦN KẾT THÚC

         1. Về  nghệ  thuật:  Với  thể thơ lục  bát  mang âm  hưởng ca  dao;  ngôn  ngữ thơ
      giàu  hình  ảnh,  giàu  tính  tự  sự,  giàu  sức  biểu  cảm,  hồn  nhiên,  dân  dã,  kết  hợp
      những  biện  pháp  tu  từ  đặc  sắc  như ẩn  dụ,  nhân  hóa,  so  sánh;  cách  diễn  đạt  ví
      von, nhẹ  nhàng.
        2.  về  nội  dung:  Bài  thơ  “Tương  tứ’  khắc  họa  một  không  gian  nghệ  thuật
      thật  đáng  nhớ,  một  bức  tranh  quê  thật  đẹp,  thơ  mộng  lồng  vào  một  tình  yêu,
      tình yêu  đơn  phương của chàng trai  quê với  bao nhớ nhung,  trách hờn,  trông đợi
      và  mơ ước  một  hạnh  phúc  đơn  sơ,  chân  thật,  đời  thường  dù  ước  mơ ấy  vẫn  đang
      còn ở phía trước ...




                    VĂN HỌC GIAI ĐOẠN 1945-1975



                        NGUYÊN ÁI QUÕC -  Hồ Chí Minh

                                       (1890-1969)



       Để tuyên sinh: Anh  (chị) làm rõ  hai câu sau đây:
       Câu  1: Trình bày sự nghiệp  ván học của  tác giả Nguyễn Ái Quốc -  Hồ
               Chí Minh.
       Câu 2: Trình bày quan điểm sáng tác và phong cách nghệ  thuật của tác
               giả Nguyễn Ái Quốc -  Hồ Chí Minh.



                                      HƯỚNG DẪN
      Câu  1: Sự nghiệp văn học  của tác giả Nguyễn Ái Quô"c -   Hồ  Chí Minh.
         Nhắc  đến  sự  nghiệp  văn  học  của  Nguyễn  Ái  Quôh  -   Hồ  Chí  Minh  luôn  luôn
      gắn  liền  với  con  đường  đấu  tranh  giải  phóng  dân  tộc.  Sự  nghiệp  văn  học  của
      Người  không chia  ra nhiều thời  kì  mà  cả một  quá  trình  đấu  tranh  cách  mạng từ
      trong nước  lẫn ngòai  nước và có ba thể loại chính:


      86
   82   83   84   85   86   87   88   89   90   91   92