Page 86 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 86
tình yêu chân thật, mộc mạc, không so bì hơn thiệt, không vụ lợi tính toán mà
tình yêu đến từ một trái tim để được đến với một trái tim thì họ vẫn hi vọng, vẫn
đợi chờ, mong ước sẽ có giây phút người ấy, người con gái thôn Đông sẽ hiểu được
nỗi lòng của chàng trai quê thôn Đoài và cảm nhận ở chàng trai ấy một tình yêu
chân thật, chân tình, chân quê, mộc mạc thì sẽ có sự cảm thông và cuôl cùng sẽ
được đến với nhau, bến sẽ gặp đò, hoa sẽ gặp bướm. Phải chăng, khi đã yêu, con
người có quyền hi vọng và chờ đợi ...
3. Phân tích khổ thơ cuôl (4 câu còn lại): ước mơ một tình yêu dẹp,
một hạnh phúc đơn sơ.
“Nhà em có một giàn giầu
Nhà tôi có một hàng cau liên phòng
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?”
(Trích “ Tương tư’ - Nguyễn Bính)
Hình ảnh “giàn giẩu”; “hàng cau” là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt
Nam là hình bóng quê hương từ bao đời. Hình ảnh trầu, cau tượng trưng cho nét
đẹp văn hóa của dân tộc là phong tục, tập quán của người dân Việt từ bao đời
mà ông cha ta thường nói: “Miếng trẩu là đầu câu chuyện" và hình ảnh trầu cau
còn biểu tượng cho tình yêu, hôn nhân, lễ hội, cúng giỗ, giao tiếp giữa cuộc sông
đời thường mà trong ca dao xưa ta vẫn còn nhớ: “Giúp em quan tám tiền treo.
Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau” và trong truyện “Sự tích trầu cau” đã nói
lên tình yêu thủy chung gắn kết trong tình nghĩa vỢ chồng khi sông và chết vẫn
được ở bên nhau và bài thơ “Mời trầu” của nữ sĩ Xuân Hương cũng thể hiện hình
ảnh trầu cau, tượng trưng cho tình yêu, cho hôn nhân, khao khát một hạnh phúc
như lời tự sự của nữ sĩ: “Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi. Này của Xuân Hương
dã quệt rồi. Có phải duyên nhau thì thắm lại. Đừng xanh như lá bạc như vôi”.
Như vậy, tiếng gọi: “Nhà em có một giàn giầu. Nhà tôi có một hàng cau liên
phòng” đưa chúng ta tìm thấy giữa “nhà em" và “nhà tôi” đều chỉ có “một hàng
giầiT và “một hàng cau”. Con sô" vẫn là “một”, anh cũng “một hàng cau” và em
cũng “một giàn giầu" vẫn còn lẻ loi, chiếc bóng. Anh vẫn ở thôn Đoài, em vẫn ở
thôn Đông, giữa anh và em vẫn là đôi nơi, vẫn là hai vùng trời thương nhớ, hai
phương trời cách biệt. Nhưng anh vẫn nhớ em, vẫn ước mơ về một tình yêu, một
hạnh phúc dù đó chỉ là ước mơ và mơ ước với tiếng thì thầm:
“Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?”
Hình ảnh “thôn Đoài” nhớ “thôn Đông” là hình ảnh quê hương thôn xóm của
người dân quê ta từ bao đời, nhưng hình ảnh ấy, với nét bút tài hoa dung dị của
Nguyễn Bính, nhà thơ khắc họa một môi tình quê, tình yêu của anh, tình yêu
của chàng trai thôn Đoài ngày ấy vẫn mãi nhớ, mãi yêu chân thành tha thiết
người con gái thôn Đông chỉ cách một đầu đình dù đó là tình yêu đơn phương,
85