Page 85 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 85
Đông vẫn im lặng hững hờ? Phải chăng, đây là tình yêu đơn. phương, tình yêu
chỉ một phía của chàng trai đế rồi người con trai lại trách hờn, buồn giận về
người con gái ấy, tuy cùng chung một làng nhưng chưa cùng chung một lôl, một
lôi đi, một nẻo về và bỗng dưng chúng ta nhớ lại, bài ca dao xưa của Trung Quốc
cũng nói lên một nỗi niềm, tâm trạng như thế với lời thơ: “Chàng ở dầu sông
Tương. Thiếp ở cuối sông Tương. Nhớ nhau mà không gặp. Cùng uống nước
sông Tương" (ca dao xưa Trung Quôh). Rồi chàng trai tiếp tục bày tỏ: “Ngày qua
ngày lại qua ngày. Lá xanh nhuộm dã thành cây lá vàng”. Tiếng gọi “ngày” cất
lên đến ba lần liên tiếp kết hợp với chữ “qua" cho người đọc cảm thấy, bước đi
thời gian vẫn tiếp tục đi qua từ mùa xuân khi lá vẫn còn xanh mơn mởn nay đã
cuôl thu “cây lá vàng” sắc lá đã thay đồi, chuyển màu, thế mà “bên ấy chẳng
sang bên này” thì làm sao chàng trai quê kia, không mỏi mòn, mong nhớ, khắc
khoải, đợi trông, làm sao không tàn úa, héo hắt như sắc lá vàng thu. Chứng tỏ,
Nguyễn Bính đã vận dụng cách nói của dân gian là “mượn” sắc màu của cỏ cây
đế nói lên thời gian xa cách với bao nỗi nhớ, nỗi khắc khoải trong tâm hồn
chàng trai quê thôn Đoài ngày ấy, là thế hiện một tình yêu thắm thiết chán
tình. Vì có yêu mới có nhớ, có buồn, có trách, có giận, có mong, chính là thước
đo giá trị của tình yêu, thẩm định tình yêu trong tâm hồn chàng trai quê thôn
Đoài thuở ấy. Và tâm trạng diễn biến của chàng trai quê khi đã yêu, đi từ nỗi
nhớ, nỗi mong rồi lại trách móc, giận hờn nay lại chuyển sang “cầu mong",
“trông đợi" với lời tỏ bày chân tình tha thiết của chàng:
“Bao giờ bến mới gặp đò
Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?”
Với thể thơ lục bát mang âm hưởng ca dao sâu lắng, toát lên hai hình ảnh
“bến”, “đò” là thi ảnh rất quen thuộc trong ca dao Việt Nam, hàm ẩn một tình
yêu, một mối tình đôi lứa với bao chờ mong, hi vọng của những chàng trai, cô gái
khi đã yêu bằng lời thì thầm trong ca dao: “Thuyền về có nhớ bến chăng. Bến thì
một dạ khăng khăng đợi thuyền”. Vậy lời hỏi: “bao giờ bến mới gặp đò” một lời
hỏi tưởng chừng như mơ hồ, xa xăm, xa xàm lắm nhưng chính lời hỏi ấy, chất
chứa bao hi vọng của chàng trai quê vì con đò có lênh đênh trôi nổi đến đâu,
phương trời nào thì cuối cùng cũng trở về bến cũ, về lại con đò xưa. Và tiếng gọi:
“Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?”. Thoạt tiên người đọc tưởng chừng, vần
thơ trên hơi lạc điệu, xa lạ, vì toàn bài thơ nói lên nỗi lòng tương tư nhớ mong của
chàng trai thôn Đoài, nhớ về cô gái thôn Đông, mang đậm chất dân dã, chân châ't,
mộc mạc nhưng tại sao lại xuất hiện hình ảnh “Hoa khuê các” và “Bướm giang hồ"
gặp nhau? đế’ làm gì? ngụ ý gì? Phải chăng, Nguyễn Bính muôn đề cập, lồng vào
một tình yêu ngang trái đầy chất lâng mạn giữa cô gái khuê các (Hoa khuê các)
nơi chôn khuê phòng với trướng rũ màn che nhưng khi đã yêu thì dù chàng trai
phiêu bạt lãng tử nào đó như “Bướm giang hồ” cuôi cùng, họ vẫn đến với nhau, họ
vẫn vượt qua mọi rào cản, ranh giới để đến với yêu thương đến với một tình yêu
chân thành. Vậy, tình yêu của chàng trai thôn Đoài cũng thế! khi đã yêu với một
84