Page 71 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 71

trong  thơ  Huy  Cận,  hình  ảnh  cánh  chim  hoàn  toàn  cách  tân  đổi  mới.  ơ   đây
      không  phải  là  một  đàn  chim,  một  bầy  chim  trên  đường  bay  về  tổ  về  rừng  tìm
      nơi  trú  ẩn.  Với  Huy  Cận,  chỉ  một  cánh  chim  chiều,  cánh  chim  lạc  loài,  bé  nhỏ,
      mong  manh  trước  trời  rộng  sông  dài,  toát  lên  hai  hình  ảnh  hoàn  toàn  đôi  lập.
      Giữa  không gian  bao  la  rộng  lớn  với  trời  rộng  sông  dài,  lại  xuất  hiện  một  cánh
      chim  chiều  lẻ  loi,  bé  nhỏ  càng  tạo  cho  cảnh  vật  thêm  buồn  hơn,  hiu  hắt  hơn,
      mênh  mông  hơn.  Từ gọi  ''chim  nghiêng”  vừa  hiện  thực  vừa  lãng  mạn  gợi  người
      đọc hình  dung cánh  chim  đang chở nặng cả bóng chiều,  đang nghiêng mình  chúi
      xuông trên mặt nước,  càng thấy cánh  chim bé  nhỏ hơn,  mong manh  hơn và hình
      ảnh  cánh  chim  hàm  ẩn  một  vẻ  đẹp  khác.  Phải  chăng,  cánh  chim  chiều  kia,
      tượng  trưng  cho  hình  bóng  thi  nhân,  khi  cánh  chim  chở  nặng  cả  bóng  chiều,
      khác gì  người  thi  nhân cũng đang chở nặng nỗi  nhớ nhà,  nhớ quê và nhớ cả tình
      yêu non  nước.  Quả thật;  “Thơ Huy  Cận  chính  là tâm hồn Huy  Cận”.
        Liên  hệ:  Nhớ  đến  cánh  chim  chiều  trong  “Tràng  Giang”  của  Huy  Cận,  chúng
      ta  lại  liên  tưởng  cánh  chim  chiều  trong  hồn  thơ  “Thu”  của  Chế  Lan  Viên  cũng
      mang  một  cảm  nhận,  một  hình  ảnh  như thế,  qua  lời  thơ:  “Chao  ôi!  mong  nhớ ôi
      mong  nhớ.  Một  cánh  chim  thu  lạc  cuối  ngàn”.  Phải  chăng,  chính  nguyên  nhân
      thời  đại  đã  chi  phối  hồn  thơ  của  thi  nhân  và  để  lại  cho  nền  thơ  ca  Việt  Nam
      những hồn thơ bất hủ.
         2.   Hai  câu  còn  lại:  Nỗi  nhớ  nhà,  ẩn  chứa  nỗi  niềm  về  tình  yêu  quê
      hương non nước trong tâm hồn Huy Cận.
                              “Lòng quê dợn dợn  vời con  nước
                           Không khói hoàng hôn  cũng nhớ nhà”.
         Huy  Cận,  ánh  mắt  thi  nhân  vẫn  hướng  về  những  con  nước  từ  xa  trên  sông
      chiều  ấy.  Với  tiếng  gọi:  “Lòng  quê  dợn  dợn  vời  con  nước”.  Điệp  từ  láy  gợi  hình
      “dợii dợn” là giây phút,  nhà thơ nhìn  những con sóng nước từ xa đang nhấp  nhô,
      tung  tăng,  chính  là  lúc  con  sóng  tình  dạt  dào  khơi  nguồn  trong  tâm  hồn  Huy
      Cận  và  người  thi  sĩ  bật  lên  tiếng  gọi  “lòng  quê”.  Tiếng  gọi  “lòng  quê”  như  đưa
      Huy  Cận  tìm  về  kỉ  niệm,  về  nơi  chôn  nhau  cắt  rốn  của  một  thời  thơ ấu  với  “Cái
      làng  sơn  cước  heo  hút  vùng Hương  Sơn  -   Hà  Tĩnh,  có  dòng  sông  Thâm,  có  núi
      Mồng  Gà”  là  quê  hương  Huy  Cận  và  nỗi  nhớ  ấy,  Huy  Cận  đã  bật  lên  tiếng  thở
      dài:  “Không  khói  hoàng  hôn  củng  nhớ  nhà”,  vẫn  nhịp  thơ  2/2/3  trầm  buồn,  sâu
      lắng,  lời  thơ  này  Huy  Cận  ảnh  hưởng  trong  bài  thơ  “Hoàng  hạc  lâu”  của  Thôi
      Hiệu  (một  nhà  thơ  nỗi  tiếng  của  Trung  Quôc  cách  đây  hơn  năm  trăm  năm  về
      trước).  Thôi  Hiệu  đứng  trên  lầu  Hoàng  Hạc  nhìn  khói  sóng trên  sông lúc  hoàng
      hôn,  Thôi  Hiệu  nhớ  về  quê  nhà  và  viết  lên  hai  câu  thơ  nổi  tiếng:  “Nhật  mộ
      hương quan  hà xứ thị.  Yên  ba giang  thượng sử nhân  sầu”.  Tản  Đà  có  dịch:  “Quê
      hương  khuất  bóng  hoàng  hôn.  Trên  sông  khói  sóng  cho  buồn  lòng  ai”.  Với  Huy
      Cận  dù vay mượn  thơ của Thôi  Hiệu  để nói lên nỗi  nhớ nhà nhưng thi pháp Huy
      Cận  hoàn  toàn  cách  tân  đổi  mới.  Đặc  biệt  với  từ  phủ  định  “không”  ở  đầu  câu:


      70
   66   67   68   69   70   71   72   73   74   75   76