Page 70 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 70
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nỗi thành người”.
(trích “Quê hươnự' - Đỗ Trung Quân)
Quê hương! mãi mãi là tiếng gọi thân thương trong tiềm thức, kí ức của mỗi
con người, là nơi chôn nhau cắt rô"n, nơi chứa đựng bao dòng sữa ngọt ngào của
mẹ, lời ru của bà hòa cùng tiếng vọng của gió của núi của sông, mà mỗi lần đi
xa, không ai không khỏi nhớ về. Nỗi nhớ ấy, chúng ta liên tưở ng khổ thơ cuôl
trong bài thơ “Tràng Giang” của Huy Cận trích trong tập “Lửa Thiêng” xuất bản
năm 1940, nhà thơ cũng bày tỏ nỗi lòng người thi nhân trước trời rộng sông dài,
là chạnh nhớ về quê nhà cùng tình yêu quê hương non nước được thể hiện với
đoạn thơ sau;
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc.
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước.
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”.
(Trích “Tràng Gianự’ - Huy Cận).
II. PHẦN TRỌNG TÂM
1. Hai câu đầu: Nỗi lòng của Huy Cận trước trời rộng sông dài.
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”.
Ánh mắt của Huy Cận nhìn về bầu trời, một không gian thu lúc chiều xuông
và cất lên tiếng gọi: “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc”. Nhịp thơ 2/2/3, giọng thơ
trầm bổng toát lên cảnh chiều thu trên sông thật đẹp. Huy Cận mượn hình ảnh
“mây” nói lên vẻ đẹp không gian lúc chiều về. Với hình ảnh “lớp lớp mây cao”
trong Tràng Giang của Huy Cận là những áng mây không lữrìg lờ trôi, êm đềm
trôi như áng mây chiều trong hồn thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh với: “Chòm
mây trôi nhẹ giữa tầng không” mà áng mây chiều của Huy Cận mang một dáng
vẻ khác, trạng thái khác. Với động từ gợi hình “đùn” Huy Cận mượn trong thơ
của Đỗ Phủ (Trung Quôh) với lời thơ; “Mặt đất mây đùn cửa ải xa”. Từ “đùn” gỢi
người đọc nhìn thấy những áng mây chiều đang nhô lên, đùn lên, hình thành
những ngọn núi bạc trắng, toát lên một không gian thu trong sáng, huyền ảo,
xua tan sự u buồn, hoang vắng trước cảnh vật lúc chiều về như đem lại cho nhà
thơ một cảm giác êm dịu, sự thanh thản của tâm hồn, xua đi nỗi cô đơn, trông
vắng của thi nhân trước trời rộng, sông dài. Và ánh mắt Huy Cận nhìn thấy
giữa bầu trời thu, một cánh chim chiều với tiếng gọi; “Chim nghiêng cánh nhỏ
bóng chiều sa”. Huy Cận mượn hình ảnh “cánh chim” nói lên vẻ đẹp không gian
lúc chiều tà. Nhưng cánh chim trong thơ Huy Cận hoàn toàn khác với cánh
chim trong thơ xưa mà ca dao có viết: “Chim bay về núi tối rồi” trong “Truyện
Kiều” của Nguyễn Du có ghi: “Chim hôm thoi thót về rừng” và trong thơ Bà
Huyện Thanh Quan với hình ảnh: “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi”. Nhưng
69