Page 67 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 67

3.  Nhà  thơ  Huy  Cận  bày  tỏ  nỗi  lòng  trước  hoàn  cảnh  của  đất  nước:  “Buồn  đất
          nước mà nặng tình  sông núi”,  (trích “Mai sau” -   Huy Cận)
       4.  Nhà thơ Huy Cận bày tỏ: “Đau đời có cứu được đời đâu”. (Huy Cận)
       5.  Có  lời nhận  định rằng:  “Chính nguyên nhãn thời đại đã chi phối hồn thơ của thi nhân”.


                                        HƯỚNG DẪN
       I.  PHẦN GIỚI THIỆU
                         “Sóng bao nhiêu gợn dạ em  buồn  bấy ỉihiêu”.
                                                         (Ca dao)
          Hình  ảnh  con  sóng  nước  được  hình  tượng  hóa  như  con  sóng  tình  dạt  dào
       trong tâm  hồn  người  con  gái  với  bao  nỗi  niềm  tâm  trạng buồn  thương giữa  cuộc
       đời.  Hình  ảnh  ấy,  chúng ta nhớ lại khổ thơ đầu trong bài  thơ “Tràng Giang”  của
       Huy  Cận  trích  trong  tập  thơ  “Lửa  thiêng”  xuất  bản  năm  1940.  Nhà  thơ,  mượn
       con  sóng nước,  thi  vị  hóa như con  sóng tình  dạt  dào  để bày tỏ  nỗi  lòng thi  nhân
       trước trời rộng sông dài  được thế hiện qua đoạn thơ sau:
                           “Sóng gợn  Tràng Giang buồn điệp điệp.
                           Con  thuyền xuôi mái  nước song song.
                           Thuyền  về nước lại sầu  trăm  ngả.
                           Củi  một cành  khô lạc mấy dòng”.
                                                          (Trích “ Tràng Gianự' -  Huy Cận).
          Chúng  ta  cần  đi  sâu  những vần  thơ  giàu  sức  biểu  cảm  qua  nét  bút  Huy  Cận
        để tìm thấy “Thơ Huy Cận chính  là tâm hồn  Huy  Cận”.


        II.  PHÂN TRỌNG TÂM
          “Thơ Huy  Cận ch ín h   là  tâm  hồn Huy Cận".
           1.  Lời  thơ  1:  Với  lời  thơ  đầu  “Sóng gợn  Tràng  Giang  buồn  điệp  điệp”.  Khi
        còn  là  sinh  viên  trường  Cao  đẳng  Canh  Nông  Hà  Nội,  chiều  chiều  nhà  thơ
        thường  đạp  xe  ra  bờ  Nam  bến  Chèm  nhìn  dòng  sông  Hồng  đất  Bắc.  Trước  trời
        rộng  sông  dài  gợi  tâm  hồn  thi  nhân  niềm  cảm  xúc  với  tiếng  gọi:  “Sóng  gợn
        Tràng  Giang  buồn  điệp  điệp”.  Nhịp  thơ  2/2/3  rải  đều,  giọng  thơ  êm  đềm  trầm
        buồn,  khắc  họa  cảnh  thiên  nhiên  đẹp  nhưng  lại  buồn.  Hình  ảnh  “sóng gợn”  là
        con  sóng đang nhấp  nhô  theo  nhịp  thở  của  nó,  khơi  gợi  tâm  hồn  thi  nhân  niềm
        u hoài  qua nét bút “buồn điệp điệp”.  Với  cụm từ láy gợi cảm “buồn điệp điệp” thê
        hiện  một nỗi  buồn thăm  thẳm,  dịu vợi  không nhìn  thấy bằng ánh  mắt bằng mọi
        giác  quan  mà  chỉ  cảm  nhận  bằng  tâm  hồn.  Nhà  thơ  đứng  trước  trời  rộng,  sông
        dài  trước  vũ  trụ  bao  la  choáng  ngợp,  người  thi  sĩ  cảm  thấy  lòng  mình  cô  đơn,
        trống  vắng  gợi  tâm  hồn  Huy  Cận,  nỗi  buồn  vời  vợi  xa  xăm.  Phải  chăng,  những
        lớp  sóng  gợn  ở ngoài  kia,  còn  ẩn  chứa  nỗi  lòng thầm  kín  về  tình  yêu  quê  hương
        đất  nước  trong tâm  hồn  Huy  Cận,  mà  có  lần  nhà  thơ đã  bày tỏ:  “Buồn  đất  nước
        66
   62   63   64   65   66   67   68   69   70   71   72