Page 64 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 64

đầy sức  sông đáng yêu biết bao!  Nó tượng trưng cho tình yêu,  ước mơ, hạnh phúc
      mà  mỗi  người  chỉ  có  một  thời  son  trẻ  nhưng  rồi  thời  gian  đi  qua,  tuổi  trẻ  thu
      nhỏ  lại,  ngắn  lại,  hẹp  lại  và  sẽ  không còn  hiện hữu,  nghĩa  là  tôi  cũng mất,  cũng
      hòa vào  vũ  trụ,  vào  không  gian  như lời  tự sự tỏ  bày  nuôi  tiếc  của thi  nhân:  “Mà
      xuân  hết  nghĩa là  tôi  cũng mất”.  Mạch  cảm xúc  của thi  nhân tiếp  tục cảm  nhận:
      “Lòng tôi  rộng nhưng lượng trời cứ chật.  Không cho dài  thời  trẻ của nhăn gian".
      vẫn  nhịp  thơ  3/5  dìu  dặt.  Với  tiếng  gọi  “lòng  tôi  rộng”  như muốn  nói  lòng  tôi
      mênh mông, bao la rộng lớn, tôi muôn trường sinh bất tử cùng năm tháng, muôn
      trẻ  mãi  không  già  để  được  tận  hưởng với  đâ't  trời  nhưng quy  luật  tạo  hóa  lại  vô
      cùng  nghiệt  ngã  vì  “lượng  trời  cứ chật”  phải  khép  lại,  đóng  sầm  lại  không  cho
      tôi  vươn  dài  trải  rộng  với  thời  gian  với  nhân  gian  như lời  thầm  thì,  oán  trách
      của  thi  nhân:  “Lòng  tôi  rộng  nhưng  lượng  trời  cứ chật.  Không  cho  dài  thời  trẻ
      của  nhân gian”.  Đặc biệt với  hai  từ tương phản  giữa “rộng” và “chật”  nói  lên  cái
      nghịch  lí  của  đời  người,  bi  kịch  của  con  người  cũng  là  bi  kịch  của  thi  nhân.  Vì
      sao  lòng  tôi  rộng  mở,  muôn  ôm  trọn  cả  sự  sông  của  tạo  vật  này,  cuộc  đời  này
      mãi  mãi  với  thời  gian,  không  gian  nhưng  “ý  trời"  không  cùng  đồng  cảm,  cùng
      cảm  nhận  được  “lòng tôi”  mà lại  nghiệt ngã với tôi,  muôn  khép  chặt  cuộc  đời  tôi
      và  trong lòng thi  nhân  cất  lên  như tiếng vọng buồn,  lời  than  thở tiếc  nuôi:  “Nói
      làm chi  rằng Xuân  vẫn  tuần  hoàn.  Nếu  tuổi  trẻ chẳng hai  lần  thắm  lại.  Còn  trời
      đất  nhưng chẳng còn  tôi  mãi.  Nên  bâng khuâng tôi  tiếc cả đất trời”.  Tiếng thầm
      thì  “Xuân  vẫn  tuần  hoàn”  người  đọc  hiểu  rằng,  Xuân  của  bốn  mùa  của  đất  trời,
      tạo  vật  vẫn  tuần  hoàn,  nôl  tiếp,  tiếp  nôl,  theo  bước  đi  vô  tận  của  thời  gian  với
      “Xuân  khứ,  xuân  lai,  xuân  bất  tận”  (Xuân  qua,  xuân  đến,  xuân  mãi  mãi)  nhưng
      một  dời  người  chỉ  có  thời  thanh  xuân,  một  quảng đời  tuổi  trẻ,  nó  chỉ  đến và  qua
      đi,  chỉ  có  một  lần,  một  thời  khắc  nhất  định  “Chẳng  hai  lẩn  thắm  lại”  nói  như
      triết  gia  Hi  Lạp  -   Hécralite:  “Không ai  tắm  hai  lần  trong  cùng  một  dòng sông”
      bao  giờ.  Nhưng  đất  trời,  vũ  trụ  thì  lại  vĩnh  hằng,  trường  cửu,  vô  hạn  với  thời
      gian.  Còn  tuổi  trẻ,  đời  người  thì  hữu  hạn  như thi  nhân  Cao  Bá  Quát  từng thôt
      lên:  “Xử thế nhược  dại  mộng” ý  nói  cuộc  đời  như một  giấc  mộng  lớn  hay:  “Cuộc
      dời  như bóng câu  qua cửa sổ”  thoáng thấy  đó  rồi  lại  mất  đó,  ngắn ngủi  quá, tiếc
      nuôi  quá,  kiếp  nhân  sinh,  kiếp  con  người  chỉ  là  bi  kịch  trước  sự  vô  hạn  khắc
      nghiệt của thời gian.  Vì  trời  đất thì  còn mãi, hiện hữu mãi, vô tận nhưng còn tôi
      “chẳng  còn  tôi  mãi”  tôi  chỉ  là  hữu  hạn,  có  rồi  mất,  đến  rồi  đi,  đi  vào  lãng  quên
      cùng  năm  tháng.  Một  dự cảm  sẽ  mất,  sẽ  không  còn  hiện  hữu,  sẽ  không  còn  tôi
      mãi  ở  cõi  nhân  gian,  vì  thế,  thi  nhân  đã  thể hiện  niềm  nuôi  tiếc  qua  tiếng thơ:
      “Nên  bâng  khuâng  tôi  tiếc  cả  đất  trời”.  Tiếng  gọi:  “Tôi  tiếc  cả  đất  /rời”chính  là
      tiếng lòng của  thi  nhân,  niềm  nuôi  tiếc không nguôi  vì  tuổi  trẻ,  tuổi  thanh xuân
      sẽ  chóng qua,  đâu  còn  trẻ  mãi  để tận hưởng vẻ  đẹp  của tạo vật,  đất trời và  cuộc
      đời  là thế hiện niềm khao khát sự sống, ham sống, tha thiết sông.  Chính là lòng
      yêu  đời,  yêu  đất  trời  thiên  nhiên  tạo  vật  trong  tâm  hồn  thi  nhân.  Một  quan
      niệm nhân sinh  rất mới, rất Xuân Diệu.

                                                                                   63
   59   60   61   62   63   64   65   66   67   68   69