Page 52 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 52

nôl,  đã  giúp  cho  ông  Huấn  Cao  hiểu  được  ước  vọng  của  ngục  quan  là  muốn  được
     chữ viết  của  ông.  ông  Huấn  Cao  ngỡ ngàng trước  sở thích  cao  quý  của viên  quản
     ngục và hiểu  được viên  quản  ngục có một “tấm  lòng biệt  nhỡn  liên  tài”.  Cuối  cùng
     ông  Huấn  Cao  quyết  định  cho  chữ trước  giờ phút  cuôl  cùng  để  ngày  mai  về  kinh
     hành quyết vì thế có tựa đề “Chữ người tử tù”.
     Câu 2. Phân tích vẻ đẹp tài năng, khí phách, nhân cách của ông Huấn Cao.
     ỊS E ững kiến thức cần nắm:
     1.  “Truyện  Kiều"  của  đại  thi  hào  Nguyễn  Du  đã  nhận  xét  về  nhân  vật  Từ  Hải
        như sau:  “Chọc  trời khuấy nước mặc dầu.  Dọc ngang nào  biết trên đầu có ai.”
                                                                         (Nguyễn  Du)
     2.  Nhà thơ Tô" Hữu ca ngợi về cái chết đẹp:  “Có cái chết hóa thành  bất tử”.
                                                                             (Tố Hữu)
     3.  Lời  cồ  nhân  có  nói;  “Bần  tiện  bất  năng di.  Phú quý  bất  năng dâm.  Uy  vũ  bất
        năng khuất".  Ý nói:  Nghèo  khổ không thay  lòng  đổi  dạ.  Giàu  sang  đừng ham
        dục vọng tầm thường.  Trước bạo  lực không cúi  đầu khuất phục.
     4.  Ông  Huấn  Cao  bày  tỏ  quan  niệm  sông  của  mình:  “Nhất  sinh  đê  thủ  bái  hoa
        mai”.  Ý nói:  Cuộc đời  của ta chỉ biết cúi đầu trước hoa mai mà thôi.
     5.  Ngạn ngữ phương Tây có nói:  “Đứng trước một trí tuệ  vĩ đại  tôi cúi đầu.  Đứng
        trước một trái  tim  vĩ đại  tôi quỳ gối”.
     6. Nhà văn Pháp Musset có nói: “Không có gì cao cả hơn một sự đau đớn lớn”.
                                                                             (Musset)
                                     HƯỚNG DẪN
     I. PHẦN GIỚI THIỆU
                              “Có cái chết hóa thành  bất tử”
                                                (Tố Hữu)
        Một  cái  chết  đẹp  mãi  mãi  đi  vào  lòng người,  bất  tử với  năm  tháng.  Đó  là  cái
     chết  vì  cộng  đồng vì  quyền  lợi  của  con  người,  mong  cho  con  người  có  cuộc  sông
     tô"t  đẹp.  Cái  chết  ấy  làm  sao  chúng  ta  quên  được  nhân vật  ông  Huấn  Cao  trong
     truyện  ngắn “Chữ người  tử tù” của nhà văn  Nguyễn Tuân  trích trong tập  truyện
     “Vang  bóng  một  thời”  xuất  bản  năm  1940.  Nhà văn  đã  khắc  họa  thành  công về
     tài  năng,  khí  phách  và  nhân  cách  của  ông  Huấn  Cao  thật  đẹp,  lấp  lánh  tính
     nhân văn.

     II. PHẦN TRỌNG TÂM
        Vẻ đẹp  tài  năng,  khí phách,  nhân cách của ông Huấn Cao.
        1.     Vẻ  đẹp  1:  Ông  Huấn  Cao  một  nghệ  sĩ tài  hoa,  một  trang  anh hùng
     dũng khí.
        a,  Một nghệ sĩ tài  hoa: Nhắc  đến ông Huấn  Cao ta nhớ ngay nhà thơ Cao Bá
     Quát  có  bút  hiệu  Chu  Thần.  Văn  thơ của  ông mang tính  uyên bác,  sâu  rộng người

                                                                                  51
   47   48   49   50   51   52   53   54   55   56   57