Page 54 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 54

mộ,  khuất phục trước một tài năng khí phách mặc dù ngục quan là kẻ đại diện cho
     triều  đình,  phép  nước,  cho  trật  tự xã  hội,  còn  ông Huấiì  Cao  là kẻ  tử tù  là  giặc  là
     kẻ  mất  đi  quyền  sống,  nhưng  tài  năng  khí  phách  của  ông  Huấn  Cao,  đã  làm  cho
     ngục  quan  phải  “khép  nép”,  hoàn  toàn  thụ  động.  Chứng  tỏ  cái  đẹp  đã  ngự trị  lên
     tất  cả.  Sau  đó,  ngục  quan  ôn  tồn  bày  tỏ  sự quan  tâm  của  mình  đối  với  ông Huấn
     Cao,  ngục  quan  nói:  “Đối  với  những  người  như ngài,  phép  nước  ngặt  lám.  Nhưng
     biết  ngài  là  một  người  có  nghĩa  khi,  tôi  muốn  chăm  chước  ít  nhiều.  Miễn  là  ngài
     giữ  kín  cho.  Sợ  đến  tai  lính  tráng  họ  biết  thì  phiền  lụy  cho  tôi  nhiều  lắm”.  Và
     ngục  quan  nói  tiếp:  “Vậy  ngài có cần  thêm gi  nữa xin  cho  biết.  Tôi sẽ cô gắng chu
     tất”.  Trước  lời  nói  ôn  tồn  thể hiện  tấm  lòng  của  ngục  quan  đối  với  ông  Huấn  Cao
     nhưng không vì  thê  mà ông Huấn  Cao  đồng tình  đón  nhận  mà trái  lại,  ông Huấn
     Cao  biểu  hiện  một  thái  độ  dứt  khoát,  bất  cần.  Òng  Huấn  Cao  nói:  “Ngươi  hỏi  ta
     muốn  gì?  Ta  chi  muốn  có  một  diều.  Là  nhà  ngươi  đừng  đặt  chân  vào  đây”.  Chỉ
     một  lời  nói  ngắn  gọn,  khẳng  định,  dứt  khoát  toát  lên  cái  ngang  tàng,  khí  phách,
     bất  khuất  của  ông Huấn  Cao trong  đề  lao.  Với  ông,  ngục  quan  chỉ  là một  tên  tiểu
     lại,  sông trong đề  lao  là sống trong cái  ác,  cái xấu xa,  lọc lừa,  tội  lỗi thì  làm gì  đối
     diện  cùng  ông.  ông  quan  niệm;  “Nhất  sinh  đê  thủ  bái  hoa  mai”  ý  nói  đời  ta  chỉ
     biết  cúi  đầu, bái  lạy  hoa  mai  mà  thôi  đó  là  khí  phách,  nhân  cách  của  ông  Huấn
     Cao.  Một phẩm chất cao đẹp của kẻ trượng phu, bậc quân tử.

        3.    Vẻ  đẹp  3:  ông  Huấn  Cao  vẫn  cho  chữ,  cùng  với  lời  khuyên  ngục
     quan trước giờ phút cuôi cùng.
        a.  Ông  Huấn  Cao  quyết  định  cho  chữ:  ồng  Huấn  Cao  nhận  được  tin  ngày
     mai  ông  và I năm  đồng  chí  giải  về  Kinh  hành  quyết.  Đẹp  thay,  khi  nhận  được
     “phiến  trát”  của  triều  đình,  ông  Huấn  Cao  vẫn  “mỉm  cười”  thanh  thản,  sẵn  sàng
     đón  nhận  cái  chết  như là  một  sự giải  thoát  đó  là vẻ  đẹp  của  khí  phách.  Và  trước
     giờ  phút  cuôl  cùng,  ông Huấn  Cao  vẫn  sáng  tạo  ra  cái  đẹp,  ông tặng  chữ viết  cho
     ngục  quan.  Quả  thật,  việc  cho  chữ của  ông  Huấn  Cao  cũng  là  điều  hiếm  thấy.  Vì
     một  tử tù,  ngày  mai  giải  về  Kinh  hành  quyết,  họ  mất  đi  quyền  sống,  quyền  làm
     người  nhưng đêm  cuôì  cùng ông Huấn Cao vẫn sáng tạo ra cái  đẹp của nghệ thuật,
     vẫn  cho chữ ngục quan, kẻ  đại diện cho phép nước, trật tự xã hội, quả là điều chưa
     bao  giờ  xảy  ra.  Và  cảnh  tượng  cho  chữ trong buồng  giam  lúc  ấy  tăm  tối,  dơ bẩn,
     phân  chuột,  phân  gián  bừa  bãi  trên  đất,  nhưng  cái  đẹp  vẫn  hiện  hình,  chứng  tỏ
     cái  đẹp  đã ngự trị  lên tất  cả,  khuất phục tất cả.  Hình ảnh ông Huẩh Cao càng đẹp
     hơn  khi  “cổ đeo gông,  chân  vướng xiềng”  nhưng với  tư thế uy  nghi,  đĩnh  đạc  cùng
     bàn  tay  nghệ  thuật  như ngọn  bút  thần  đã viết  lên  những chữ đẹp,  dành  tặng cho
     ngục  quan.  Và  lúc  ấy,  ngục  quan  lại  “khúm  núm”,  cất  những  đồng tiền  kẽm,  còn
     thầy  thư lại  “run  run” bưng chậu  mực,  cả  hai  hoàn  toàn  trong tư thế thụ  động,  lo
     lắng,  càng  toát  lên  khí  phách  của  ông  Huấn  Cao  lồng  lộng  giữa  không  khí  trang
      nghiêm của bó đuốc được thắp sáng trong buồng giam.

                                                                                   53
   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58   59