Page 193 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 193
gia đình cùng giá trị vật chất thì mới nói chuyện hôn nhân, cưới xin. Chứng tỏ
tục lệ cưới xin ở Tây Bắc lúc ấy lạc hậu, ấu trĩ có khác gì như sợi dây oan nghiệt
trói chặt và cướp đi bao ước mơ, hạnh phúc chính đáng của con người mà A Phủ
chính là nạn nhân.
2. A Phủ thực hiện lẽ công bằng (đánh A Sử) lại trở thành kẻ ở đợ
trừ nỢ nhà Thô"ng lí: A Sử, con trai tên Thôhg lí, hắn ỷ mình là con của quan
có thế lực, có tiền bạc muôn làm gì tùy thích. Hắn cùng lũ bạn tiếp tục đến gây
sự, phá phách cuộc chơi của thanh niên làng Hồng Ngài để chứng tỏ mình là kẻ
anh chị, có quyền tác oai tác quái lên kẻ khác. Lúc ấy, trai làng Hồng Ngài và
các làng khác sợ đụng đến con quan, liên lụy bản thân và chỉ có A Phủ, một
thanh niên có tính tự do phóng khoáng, không muôn kẻ nào phá đám cuộc chơi
của người khác. Lúc ấy, A Phủ “c/iạy vụt ra tay ném con quay rất to vào mặt A
Sử... nắm cái vòng cổ kéo dập đầu xuống xé vai áo đánh tới tấp”. A Phủ đánh A
Sử nhằm dằn mặt, muôh cho hắn một bài học để chừa thói hông hách, ngang
tàng, nhưng A Sử là con của Thông lí, hơn nữa “Phép vua thua lệ làng”, cuôl
cùng A Phủ bị trói như trói lợn rồi đưa về nhà Thôhg lí, mở cuộc xử kiện và A
Phủ trở thành kẻ tội phạm. Bất công thay, cuộc xử kiện diễn ra, A Phủ bị đánh
đập tàn nhẫn, mặt sưng lên, mí mắt chảy máu. Dù bị đánh nhưng A Phủ “chỉ im
như một tượng đá”, càng thấy rõ hành động tàn bạo dã man của bọn thông trị ở
Tây Bắc lúc ấy và có ai ngờ rằng, người thực hiện lẽ công bằng đem lại quyền
lợi cho kẻ khác lại trở thành kẻ tội phạm, kẻ bị cáo, còn tên Thông lí Pá Tra là
cha của A Sử kẻ gây rôl trật tự, chà đạp lên tự do của người khác, lại ngồi ghế
quan tòa để xử kiện. Trước hành động trái ngược như thế, thì hỏi rằng luật pháp
và công lí đã bảo vệ cho ai? Cho người dân nghèo thâp cổ bé miệng ư! Không,
cuộc xử kiện nhằm phơi bày bộ mặt của bọn thông trị ở Tây Bắc ngang nhiên
chà đạp lên nhân phẩm con người, tước đoạt quyền làm người, phủ nhận cả công
lí và pháp luật, cuôd cùng A Phủ phải bồi thường một trăm đồng bạc. A Phủ phải
vay nỢ Thông lí một trăm đồng để giải quyết. Từ đây A Phủ là con nợ của Thông
lí, A Phủ trở thành kẻ ở đợ trong gia đình Thống lí để trừ nợ, là số phận đau
thương nghiệt ngã của A Phủ.
3. A Phủ đề mất bò của Thông lí và bị trói đứng cho đến chết: A Phủ,
từ đây trở thành kẻ ở dợ, tên nô lệ trong nhà Thông lí để trừ món nợ nghiệt
ngã từ cuộc xử kiện. A Phủ làm quần quật biết bao công việc, nào: “Đốt rừng, cày
nương, cuốc nương, săn bò tót, bẫy hổ, chăn bò, chăn ngựa..”. Công việc quần
quật nặng nhọc, A Phủ nhiều lúc đã quên mất làng Hồng Ngài, anh không còn
nhận biết bước đi của thời gian, chỉ biết làm việc phục vụ cho gia đình Thông lí.
Không may cho A Phủ, một hôm anh mải mê đi “bẫy nhím” để hổ rừng ăn mất
một con bò của Thông IL Cuôl cùng tên Thông lí trói đứng A Phủ và dùng mây
rừng quấn chặt vào người A Phủ từ chân đến vai vào một cây cột trong góc nhà
cho đến chết. Đây là hành động tàn bạo dã man hơn cả thời trung cổ và có ai
ngờ rằng, một con người như A Phủ đã dô'c hết sức lực mồ hôi của một thanh
192