Page 196 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 196
ố. D ồng cảm xót thưctng ch o A Phủ.
Chi tiêt 1: Nhắc đến A Phủ, chúng ta nghĩ ngay anh là một thanh niên khỏe
mạnh, cường tráng, thông minh, có tài: “Anh biết đục cuốc, đúc lưỡi cày, cày rất
giỏi, chạy nhanh như ngựa, săn hò tót rất bạo". Một người như A Phủ phải được
trọng dụng, phải được hạnh phúc. Oái ăm thay! A Phủ không cưới được vỢ vì “A
Phủ không có bô' niẹ, không có ruộng, không có bạc”, chứng tỏ tục lệ cưới xin ở
Tây Bắc lúc ấy thật ấu trĩ, lạc hậu, khắc nghiệt, có khác gì như sợi dây oan
nghiệt trói chặt bao ước mơ hạnh phúc chính đáng của con người. Tô Hoài viết
lên điều ấy là đứng về giai câ'p bị áp bức nhằm tô’ cáo bọn thông trị Tây Bắc,
điển hình là cha con Thông lí được bọn thực dân dung túng để ra sức hà hiếp
dân nghèo là thể hiện tinh thần nhân đạo trong tác phẩm.
Chi tiết 2: A Phủ, một người thích sông tự do, phóng khoáng, dám tranh đấu
đế bảo vệ quyền lợi cho kẻ khác điển hình là A Phủ đánh A Sử, con trai Thông
lí vì hắn đến gây rô'i trật tự, phá cuộc chơi của thanh niên Hồng Ngài,. A Phủ
đánh A Sử nhằm dạy cho hắn một bài học về sự hông hách cậy thế cậy quyền.
Bất công thay, cuối cùng A Phủ bị trói như trói lợn, bị đánh đập tàn nhẫn trong
cuộc xử kiện, sau cùng A Phủ trở thành kẻ tội phạm, kẻ bị cáo, phải bồi thường
một trăm đồng bạc và kết thúc A Phủ phải đi ở dợ để trừ nợ cho Thông lí. Vậy
công lí, luật pháp đã bảo vệ cho ai? cho giai cấp nào? Tất cả chỉ dành cho bọn
ăn trên ngồi trước, kẻ có thế lực, có uy quyền và sức mạnh của đồng tiền. Bọn
chúng đã chà đạp trắng trợn lên nhân phẩm con người. Tô Hoài thương cám kẻ
nghèo khố bị áp bức, tác giả đứng về phía họ để viết lên nhằm tô’ cáo hành động
tàn bạo, dã man của cha con Thông lí như là tiếng kêu “Hãy cứu lấy con người”,
người dân nghèo Tây Bắc lúc ấy là thế hiện tinh thần nhân đạo trong tác phẩm.
Chi tiêt 3: A Phủ, vì mãi mê “bẫy nhún” anh để hố rừng ăn mất một con bò
của Thông lí rồi A Phủ bị “trói đứng vào một cây cột trong góc nhà bằng dây
mây quấn từ chân dến vai”, là hành động tàn bạo, dã man của Thô’ng lí, hấn đã
xem giá trị vật châ’t một con bò hơn sinh mạng của một con người thì hỏi rằng,
có hành động nào dã man, tàn bạo hơn như vậy không? Và luật pháp, công lí ở
đâu đế bảo vệ cho người dân nghèo cô thê’ trước tình cảnh ấy? Ta hãy nghe tiếng
nói hống hách, tàn ác của tên Thông lí đôi với A Phủ, hắn nói: “Tao trói đứng
mày ở chỗ kia, chừng nào chúng nó hắt được hổ tao mới tha mày khỏi chết. Nếu
không hát dược hổ mày dứng chết ở đấy”. Qua đoạn văn miêu tả của Tô Hoài,
chứng tỏ nhà văn đã thâm nhập vào đời sông thực tế của người dân Tây Bắc,
hiểu được nỗi đau tận cùng của người dân nghèo để viết lên, nhằm tô’ cáo hành
động dã man của tên Thống lí gợi người đọc niềm xót thương cho kẻ nghèo khổ
cô thế, và căm phẫn trước tội ác của Thông lí qua những trang văn lay động
lòng người, là thế hiện tinh thần nhân đạo trong tác phẩm.
195