Page 185 - Bí Quyết Thi Đậu THPT Quooac Gia Môn Văn
P. 185
Nhưng đẹp thay, chỉ một con thuyền, một mái chèo, ông lái đò đã chinh phục
được lòng sông, vượt qua bao thác ghềnh hiểm trở, chứng tỏ ngày nào ông lái đò,
người cũng “dựng đứng lên, luôn tay, luôn chân, luôn mắt, luôn gân kể cả luôn
tim nữa”. Hàng loạt các động tác liệt kê, càng thấy rõ ông lái đò điều khiển trên
sông nước bằng mọi giác quan kết hợp cả con người của ông là thể hiện sự điêu
luyện của ông lái đò như một “nghệ sĩ với tay lái ra hoa”.
4. Sự tài trí, dũng cảm của ông lái đò:
Tình huống 1: Nguyễn Tuân khắc họa một đoạn văn miêu tả đầy kịch tính
giữa thiên nhiên, và con người đang chiến đấu trên sông, ớ đây là thác nước
Sông Đà đang chiến đấu quyết liệt cùng ông lái đò với hình ảnh: “Mặt nước hò
la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẽ gãy cán chèo... Có lúc chúng đội cả
thuyền lên, nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng ông đò, đòi lật ngửa
mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt”. Hàng loạt động từ mạnh gợi
hình, Nguyễn Tuân đã thổi vào thác nước mang diện mạo như một tên đô vật
hung hãn, đang ở thế thượng phong, chủ động, với những động tác: “Hò la, ùa
vào, bẻ gãy, đội thuyền, túm lấy, lật ngửa..” chứng tỏ thác nước sông Đà đang ra
sức uy hiếp tấn công người lái đò không một chút thương tiếc. Nhưng đẹp thay,
hình ảnh ông lái đò lúc ấy dù thác nước hung bạo kia ra sức uy hiếp tấn công
đánh vào chỗ hiểm (hạ bộ) của ông “nhưng ông cố nén vết thương và hai chân
vẫn kẹp chặt lấy cuốn lái, mặt méo bệch đi” vì chúng “đánh vào chổ hiểm”. Và
lúc ấy, ông lái đò vẫn bình tĩnh, nắm rõ binh pháp của thần sông, thần đá để
vượt qua và “vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngán gọn tỉnh táo của người cầm \ái”
trên cái thuyền sáu bơi chèo là biểu hiện sự dũng cảm, tài trí kinh nghiệm cùng
sự lao động cật lực, lòng yêu nghề của ông lái đo, đã thực sự làm chủ bản thân,
làm chủ hoàn cảnh, xoay ngược thế cờ từ yếu sang mạnh từ thụ động sang chủ
động đã chinh phục thiên nhiên để giành lấy những cái thác từ tay nó về lại tay
mình là giành lại quyền sống là vẻ đẹp tài trí, dũng cảm của ông lái đò.
Tình huống 2: Nguyễn Tuân tiếp tục khám phá sự dũng cảm, tài trí của ông lái
đò trước sự hung dữ của thác nước thông qua hai hình ảnh hoàn toàn đối lập, đầy
kịch tính: “Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đả". Nguyễn Tuân
đã thổi vào thác nước sông Đà hung hãn, dữ tợn có khác gì như loài hùm, loài beo
loài thú hung dữ của núi rừng Tây Bắc kết hợp với cụm từ tượng thanh “hồng hộc, tể
mạnh” trên sông đá cho chúng ta hình dung sự hung bạo, dữ tợn của thác đá, đang
ra sức chực chờ, uy hiếp tấn công người lái đò, nhưng với kinh nghiệm, bản lĩnh
dũng cảm của ông lái đò, ông đã chiến đấu với bọn chúng thật oanh liệt qua hình
ảnh: “Ồng lái đò nắm chặt lấy được cải bờm sóng đúng luồn rồi ông đò ghì cương
lái, bám chặt lấy luồng nước đúng mà, phóng nhanh vào cửa sinh”, tiếp đến ông lại
“đề, sấn lên, mà chặt đôi ra để mở đường tiến”. Và con thuyền của ông lái đò lúc ấy
“như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước” vượt qua bao thác ghềnh hiểm trở,
184